Các loại công ty logistics và lợi thế cạnh tranh trong ngành

Nội dung được viết bởi Linh Mai

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng phân tích về lợi thế cạnh tranh của từng công ty logistics. Việc xác định được lợi thế cạnh tranh của từng công ty khi tham gia làm việc cho họ sẽ giúp các bạn Sales Logistics Forwarder dễ dàng tìm kiếm khách hàng hàng.

Lợi thế cạnh tranh của công ty logistics

Trong ngành logistics có nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau và mỗi công ty sẽ có thế mạnh riêng. Chúng ta có thể kể đến một số thế mạnh phổ biến của các công ty trong ngành là:

Thế mạnh về nhập, xuất hàng và vận chuyển

Trong đó sẽ bao gồm các thế mạnh sau:

  • Thế mạnh về hàng nhập (inbound).
  • Thế mạnh về hàng xuất (outbound).
  • Thế mạnh về loại hàng hóa vận chuyển: FCL (hàng theo container)/LCL (hàng lẻ) hay là Air (hàng đi theo đường hàng không).
Các loại công ty logistics và lợi thế cạnh tranh trong ngành

Xem thêm: Kiến thức về Incoterm cần biết cho người làm Sale Logistics

Thế mạnh trong mảng quốc tế

  • Tuyến nhập: Công ty có quan hệ tốt với agent hay tuyến nào trong việc nhập khẩu hàng hóa.

Ví dụ 1: Trong tuyến nhập các công ty logistics tại Việt Nam sẽ có thế mạnh ở tuyến châu Á, tuyến Trung Quốc. Lý do là vì hầu hết agent ở các tuyến này cung cấp mức giá khá tốt; múi giờ không cách xa nhau nên việc trao đổi công việc cũng dễ dàng hơn. Quãng đường và thời gian vận chuyển cũng chỉ rơi vào khoảng 5-7 ngày nên việc quản lý hàng hóa cũng đơn giản hơn.

  • Tuyến xuất: Hãng tàu nào hỗ trợ giá tốt, tuyến nào tốt trong việc xuất khẩu hàng hóa,

Ví dụ 2: Trong tuyến xuất, các công ty logistics sẽ có quan hệ tốt với một số hãng tàu và được hưởng cơ chế hỗ trợ giá với mức chi phí cạnh tranh hơn từ hãng. Những công ty lớn, vận chuyển lượng hàng lớn nên được hãng tàu ưu giá vận chuyển, từ đó giá dịch vụ của họ cũng có tính cạnh tranh hơn. Các công ty nhỏ thì lại có lợi thế là linh hoạt và nhanh chóng hơn. 

Các loại công ty logistics và lợi thế cạnh tranh trong ngành

Trong mảng quốc tế sẽ có một số vấn đề liên quan đến thị trường. Ví dụ, cuối năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, khi đó xảy ra hiện tượng khan vỏ, khan tàu nên giá cả leo thang. Khi đó các công ty logistics có quan hệ tốt với hãng tàu thì sẽ giành được suất booking hoặc các công ty có tiềm lực tài chính tốt sẵn sàng trả ngay thì sẽ được ưu tiên hơn.

Xem thêm: Phân biệt Shipper, Consignee và Notify Party trong xuất nhập khẩu

Thế mạnh trong mảng hải quan + Trucking

Ở mảng này, các bạn cần chú ý một số điều sau:

  • Xem xét mối quan hệ của công ty với các nhà xe, xem họ có nhiều đầu xe hay không. Có một số công ty logistics sẽ có sẵn đầu xe nội bộ của họ khoảng từ 5 - 10 chiếc để phục vụ cho việc kinh doanh.
  • Cân nhắc về sự chuyên tuyến của nhà xe. Có những nhà xe sẽ chuyên tuyến miền Bắc - miền Trung; có nhà xe chuyên tuyến miền Nam - miền Tây. Hoặc có những nhà xe chuyên tuyến đường 5 (Hải Phòng - Hà Nội), có những nhà xe lại chuyên tuyến đường 10 (Thái Bình - Nam Định - Hải Phòng).
  • Công ty có thế mạnh trong việc làm thủ tục hải quan chuyên về khu công nghiệp liên quan đến chế xuất, sản xuất xuất khẩu hay gia công.
Các loại công ty logistics và lợi thế cạnh tranh trong ngành

Tiêu chí đánh giá công ty logistics của Shipper và Consignee

Khách hàng mà bạn người làm Sales Logistics Forwarder tiếp xúc hàng ngày chính là Shipper và Consignee. Vậy bạn có biết tiêu chí đánh giá một công ty logistics của họ là gì không?

Thông thường, họ sẽ dựa theo các tiêu chí dưới đây:

  • Sự uy tín, lâu năm và tuyến nào là thế mạnh của công ty.
  • Chất lượng dịch vụ, sự hỗ trợ và chăm sóc khách hàng trước và sau khi bán dịch vụ.
  • Thời gian công nợ có được kéo dài hay không. Trong lĩnh vực này có nhiều công ty sẽ đang trong tình trạng đuối vốn hay ôm hàng nên sẽ thích sử dụng dịch vụ của công ty logistics có chính sách cho phép kéo dài thời gian công nợ.
  • Tính chuyên nghiệp, linh hoạt xử lý, không cứng nhắc để lô hàng được xử lý nhanh nhất.

Như vậy, chúng mình đã phân tích xong về lợi thế cạnh tranh của các công ty logistic trong ngành. Các bạn làm Sales Logistics Forwarder nên tìm hiểu rõ về thế mạnh của công ty bạn. Điều gì khiến công ty bạn hấp dẫn hơn các đơn vị cùng ngành hay đối thủ trực tiếp để nói với khách hàng nhằm bán dịch vụ. 

Các loại công ty logistics và lợi thế cạnh tranh trong ngành

Xem thêm: So sánh các hình thức Logistics 1PL, 2PL, 3PL, 4PL, 5PL

Kết luận

Hy vọng bài viết của chúng mình sẽ hữu ích với các bạn trong quá trình làm công việc Sales Logistics Forwarder. Nếu các bạn muốn học kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ của Sales Logistics Forwarder thì hãy tham gia khóa học dưới đây:

Khóa học nghiệp vụ Logistics Forwarder Thực tế Online

Khóa học sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quát về thị trường thị trường logistics, forwader. Đồng thời bạn cũng được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề sales như tìm kiếm, tiếp cận và phân tích khách hàng; các kỹ năng liên quan đến tư vấn, chốt sales và cách chăm sóc khách hàng hiệu quả, mang lại sự hài lòng và gắn bó lâu dài với công ty của bạn. 

Khóa học được giảng dạy vởi chuyên gia đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu - logistics. Các bạn có thể vừa học vừa trao đổi qua mục Hỏi - Đáp ngay bên dưới video để hiểu rõ kiến thức hơn. Chúc các bạn luôn học tập hiệu quả!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông