So sánh 2 hình thức E-learning Hybrid Learning và Blended Learning

Nội dung được viết bởi Linh Mai

Hybrid Learning và Blended Learning trở nên phổ biến kể từ khi đại dịch COVID-19 diễn ra. Hãy so sánh 2 hình thức học tập Hybrid Learning và Blended Learning nhé.

Gitiho for Leading Business - Giải pháp chuyển đổi số Đào tạo cho Doanh nghiệp toàn diện

Trong thời kỳ diễn ra đại dịch COVID-19, có rất nhiều hoạt động bị đình trệ vì hạn chế tập trung đông người, trong đó có hoạt động dạy học. Vì thế, các hình thức học tập trực tuyến (E-learning) đã trở nên phổ biến hơn học tập truyền thống. Lĩnh vực công nghệ giáo dục cũng trở nên phát triển mạnh mẽ và được dự đoán có thể đạt mức chi tiêu lên tới 342 tỷ USD vào năm 2025. Trong đó, Hybrid Learning và Blended Learning là hai khái niệm được nhắc đến nhiều nhất khi người ta nói về học tập trực tuyến dưới sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại. Trong bài viết này, chúng mình sẽ so sánh 2 hình thức Hybrid Learning và Blended Learning với nhau để các bạn cùng tìm hiểu về tiềm năng phát triển của chúng nhé.

Hybrid Learning và Blended Learning là gì?

Khái niệm Hybrid Learning

Hybrid Learning là hình thức đào tạo kết hợp mà học viên có thể lựa chọn học trực tuyến hoặc tham gia lớp học trực tiếp. Trong đó, người học trực tiếp sẽ học theo mô hình đào tạo truyền thống thông thường với sự hướng dẫn của giảng viên. Những người học trực tuyến thì có thể học tập từ xa thì sẽ học tập thông qua một hệ thống học tập. Trong thực tế thì một lớp học Hybrid Learning sẽ giống như trong hình ảnh dưới đây:

So sánh 2 hình thức E-learning Hybrid Learning và Blended Learning

Khái niệm Blended Learning

Blended Learning là hình thức đào tạo mà học viên đến học trực tiếp nhưng có thể tải tài liệu, làm bài tập, nộp bài trên hệ thống LMS. Nhìn chung, phương pháp học này chỉ khác cách học truyền thống là học viên không cần sử dụng đến tài liệu in ấn bản cứng mà có thể dùng trên hệ thống online. Trong thực tế thì một lớp học Blended Learning sẽ giống như trong hình ảnh dưới đây:

So sánh 2 hình thức E-learning Hybrid Learning và Blended Learning

Xem thêm: Tìm hiểu về Hybrid working - Mô hình làm việc của thời đại 4.0

Sự khác biệt giữa Hybrid Learning và Blended Learning

Điểm khác biệt giữa Hybrid Learning và Blended Learning nằm ở mối quan hệ giữa học trực tiếp và học trực tuyến.

Trong lớp học Hybrid Learning, việc học tập trực tiếp hay học tập online là lựa chọn của học viên. Trong cùng một thời điểm, giảng viên vừa có thể dạy những người đến học trực tiếp, vừa có thể dạy cho những người đang ở xa nhờ sự hỗ trợ của nền tảng công nghệ. 

Ví dụ: Trong lớp học A có tổng 10 học viên thì có thể 5 người đang học cùng giảng viên trong 1 phòng học, còn 5 người khác đang ngồi tại nhà nhưng vẫn tham gia vào buổi học qua Internet.

Trong lớp học Blended Learning thì trong thời điểm giảng viên đang dạy, tất cả học viên đều phải đến học trực tiếp, không có lựa chọn nào khác. Hệ thống trực tuyến chỉ đóng vai trò bổ trợ cho những giờ học trực tiếp bằng cách cung cấp học liệu liên quan. Tuy nhiên, giảng viên có thể đăng tải video bài giảng của mình sau khi kết thúc giờ học để những người học online có thể vào học nhưng thời gian sẽ là sau khi diễn ra buổi học.

Ví dụ: Trong lớp học A có tổng 10 học viên, trong đó 5 học viên đến học cùng giảng viên vào hôm nay, 5 học viên khác ở nhà học online thì khi nào giảng viên đăng tải bài học thì phải chủ động vào học.

So sánh 2 hình thức E-learning Hybrid Learning và Blended Learning

Xem thêm: Tại sao E-learning là giải pháp hàng đầu cho đào tạo doanh nghiệp?

Doanh nghiệp nên sử dụng Hybrid Learning hay Blended Learning?

Để mà nói nên chọn Hybrid Learning hay Blended Learning cho đào tạo doanh nghiệp thì còn phải xét đến khả năng đáp ứng về công nghệ phục vụ cho việc học tập. Chúng mình sẽ đưa ra điểm khó khăn khi áp dụng 2 cách học này cho đào tạo doanh nghiệp để các bạn có thể cân nhắc và đưa ra lựa chọn phù hợp.

Nếu áp dụng Hybrid Learning thì phải đảm bảo thiết bị công nghệ hiện đại, đường truyền Internet mạnh để giờ học không bị gián đoạn. Giảng viên cũng cần chú ý tương tác với cả học viên trực tiếp và người đang học online để đảm bảo tất cả đều đang tập trung theo dõi và hiểu được kiến thức.

Nếu áp dụng Blended Learning thì phải đảm bảo xây dựng được hệ thống LMS chất lượng, có kế hoạch đào tạo rõ ràng, giáo trình học tập phù hợp và cung cấp đầy đủ học liệu cho việc học. Đồng thời, giảng viên cần đảm bảo là bài học trên lớp và bài học trên hệ thống LMS là giống nhau, được cập nhật đầy đủ và đúng tiến độ. 

Để giải quyết khó khăn của doanh nghiệp trong việc lựa chọn phương pháp đào tạo cho nhân sự thì Gitiho đã xây dựng nền tảng Gitiho for Leading Business với 5 thế mạnh nổi bật:

  1. Cung cấp hệ thống LMS miễn phí, không giới hạn dung lượng và số lượng người học.
  2. 100% chương trình đào tạo ngắn hạn, có tính thực tiễn, học đến đâu áp dụng được ngay đến đó, nâng cao hiệu suất làm việc. 
  3. Được học tập kiến thức, kinh nghiệm từ đội ngũ 200+ chuyên gia các ngành nghề trong mọi lĩnh vực. 
  4. Học tập mọi lúc, mọi nơi trên cả thiết bị máy tính, điện thoại thông minh & máy tính bảng. 
  5. Hỏi đáp, thảo luận cùng giảng viên trong quá trình học ngay khi cần, đảm bảo mọi thắc mắc được giải đáp nhanh chóng trong vòng 8h làm việc.

Xem thêm: 4 chiến lược đào tạo để phát triển nhân tài cho doanh nghiệp

Kết luận

Hy vọng qua bài viết của chúng mình, các bạn có thể chọn được hình thức đào tạo phù hợp cho doanh nghiệp để phát triển nhân sự. Nếu các bạn muốn đăng ký gói trải nghiệm mô hình đào tạo với Gitiho for Leading Business cho doanh nghiệp thì hãy bấm vào đây nhé. Hiện tại Gitiho đang cung cấp các gói trải nghiệm miễn phí dành cho khách hàng doanh nghiệp quy mô từ 30 - 2000 nhân sự tham gia học. Hãy đăng ký ngay nhé. Chúc các bạn thành công!

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông