Tìm hiểu về nguyên lý tảng băng trôi trong quản trị nhân sự

Nội dung được viết bởi Linh Mai

Nguyên lý tảng băng trôi là một lý thuyết rất nổi tiếng trên thế giới do Ernest Hemingway đặt ra. Xuất phát từ một tác phẩm văn học nhưng nguyên lý này có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong bài viết này, chúng mình sẽ phân tích và chia sẻ cho các bạn về nguyên lý tảng băng trôi trong quản trị nhân sự.

Nguyên lý tảng băng trôi là gì?

Nguyên lý tảng băng trôi mô tả việc chỉ có 1/8 của tảng băng là nổi trên mặt nước, còn 7/8 của nó thì chìm dưới mặt nước ẩn dụ cho việc có những chuyện chúng ta không thể hiểu rõ nếu chỉ nhìn bề ngoài. Đôi khi phần nổi của tảng băng trông rất nhỏ nhưng phần chìm khá lớn của nó lại có thể làm đắm một con tàu. Khi áp dụng điều này vào quản trị nhân sự trong doanh nghiệp các bạn sẽ thấy rằng một vài cá nhân không tốt có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động và sự phát triển của cả một tổ chức.

Khi áp dụng nguyên lý tảng băng trôi vào quản trị nhân sự chúng ta có thể chia tảng băng làm 3 phần khác nhau bao gồm:

  • Phần 1: Là phần nổi hoàn toàn mà bạn có thể nhìn thấy ở nhân sự.
  • Phần 2: Là phần nửa chìm nửa nổi, bạn có thể nhìn thấy được nhưng chưa chắc chắn rằng điều mình thấy là đúng 100%.
  • Phần 3: Là phần chìm hoàn toàn mà không thể nhìn thấy được ở nhân sự.
Tìm hiểu về nguyên lý tảng băng trôi trong quản trị nhân sự

Chúng ta sẽ phân tích kỹ hơn về từng phần ngay dưới đây.

Xem thêm: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực - Yếu tố thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp

Nguyên lý tảng băng trôi trong quản trị nhân sự

Phần 1: Phần nổi có thể nhìn thấy ở nhân sự

Đây là phần rất dễ nhận biết mà nhân sự sẽ thể hiện ra hoặc bạn có thể thể nhận thấy được dựa vào sự quan sát tinh tế. Phần này có thể bao gồm kiến thức, kỹ năng làm việc và kinh nghiệm của nhân sự. Đó là điều họ sẽ cung cấp cho bạn thông qua CV ứng tuyển và thể hiện trong lúc làm việc. Phần nổi cũng sẽ thể hiện hành vi và sở thích của một nhân sự. Về hành vi, các bạn quan sát hoạt động của họ trong công việc là có thể hiểu được thói quen của họ. Về sở thích, nếu nhân sự không tự nguyện chia sẻ thì bạn cần dành nhiều thời gian nói chuyện và quan sát kỹ hơn thì sẽ hiểu họ thích và ghét điều gì.

Ví dụ: Dựa vào cách làm việc của một nhân sự, bạn có thể dễ dàng nhận ra được họ là người thích làm việc độc lập hay làm việc theo nhóm. Từ đó bạn có thể sắp xếp công việc phù hợp cho họ.

Vậy tại sao người làm quản trị nhân sự lại phải tìm hiểu những điều này? Lý do rất đơn giản là nếu bạn không hiểu rõ về từng nhân sự thì không thể quản lý họ một cách hiệu quả. Mà nếu không quản lý được họ thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của tổ chức hoặc bạn sẽ lại phải tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới - một công việc mất khá nhiều thời gian và công sức.

Tìm hiểu về nguyên lý tảng băng trôi trong quản trị nhân sự

Xem thêm: 6 điều quan trọng khi xây dựng kế hoạch đào tạo nhân viên

Phần 2: Phần nửa chìm nửa nổi khó thấy chính xác ở nhân sự

Phần này sẽ bao gồm suy nghĩ, tư duy và cảm xúc của nhân sự. Tuy nhiên, không phải nhân sự nào cũng thể hiện hết những điều họ thực sự nghĩ và cảm nhận ra bên ngoài nên mới được gọi là phần nửa chìm nửa nổi mà người làm quản lý nhân sự khó có thể nhìn thấy chính xác. Tuy phần này khó nhìn thấy nhưng cũng không phải không có cách để bạn hiểu rõ được.

Ví dụ: Dựa vào biểu cảm, thái độ, mức độ hoàn thành, tinh thần đóng góp ý tưởng và chất lượng công việc bạn có thể hiểu được một nhân sự có thực sự yêu thích nhiệm vụ được giao vào sẵn lòng thực hiện nó hay không.

Tìm hiểu về nguyên lý tảng băng trôi trong quản trị nhân sự

Xem thêm: 5 khó khăn doanh nghiệp thường gặp trong đào tạo và phát triển nhân sự

Phần 3: Phần chìm không thể nhìn thấy ở nhân sự

Phần chìm hoàn toàn này là những điều nhân sự không thể hiện ra ngoài một cách trực tiếp. Nhưng nó lại là thứ thúc đầy các hành vi, cảm xúc, suy nghĩ của họ. Phần này có thể bao gồm khao khát và mong muốn thầm kín của nhân sự. Đây là một phần rất khó để có thể tìm hiểu được vì đôi khi chính bản thân nhân sự còn không hiểu rõ họ khát khao, mong muốn điều gì và muốn theo đuổi thứ gì trong công việc.

Cách để người làm quản lý nhân sự tìm hiểu phần chìm này để có thể hiểu rõ từng người là phải dành nhiều thời gian trò chuyện, tạo dựng mối quan hệ tích cực qua thời gian dài. Sau đó họ sẽ cởi mở hơn trong việc chia sẻ với bạn điều họ thật sự muốn. Hoặc bạn có thể tổ chức những buổi chia sẻ riêng 1-1 với nhân sự để nắm bắt về mong muốn của họ.

Tìm hiểu về nguyên lý tảng băng trôi trong quản trị nhân sự

Xem thêm: Đào tạo nội bộ là gì? 4 bước xây dựng chương trình đào tạo nội bộ cho doanh nghiệp

Kết luận

Hy vọng bài viết này có thể giúp các bạn hiểu về cách áp dụng nguyên lý tảng băng trôi trong quản lý nhân sự. Ngoài thấu hiểu về nhân sự thì với cương vị của một nhà quản lý bạn cũng cầnn chú trọng việc đào tạo và phát triển kỹ năng cho nhân sự. Các bạn có thể tham khảo nền tảng đào tạo trực tuyến dành cho doanh nghiệp Gitiho for Leading Business để giúp nhân sự phát triển kỹ năng toàn diện và nâng cao hiệu suất công việc.

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông