E chào cô ạ
Hiện tại e đang xây dựng thang bảng lương
Bên công ty e là DN NN GIÁM ĐỐC đang trả mức lương kê toán trưởng thấp hơn Quản Đốc thì có sao k ạ?
Mong nhận được phản hồi từ cô ạ.
Nếu phân tích chuẩn theo 3P thì mỗi vị trí sẽ có giá trị khác nhau, và có những vị trí rất quan trọng với công ty, mang lại giá trị cao thì lương cao hơn các cấp quản lý (cũng là bình thường), nhìn trong rank này thì giám đốc lương thấp hơn quản đốc, TBP và quản đốc cao hơn cả Giám đốc thì hơi vô lý em ạ. Có thể do bên em chưa hiểu rõ về giá trị công việc theo tiêu chuẩn nên tạm sắp xếp mức lương theo cảm tính. Em xem phần Lương P1 của cô sẽ hiểu rõ giá trị công việc là như thế nào em nhé.
Vâng ạ,e cảm ơn cô ạ.Em sẽ kiểm tra lại ạ
Cô cho em hỏi : trong tg làm thêm 4 tiếng, có nghỉ 30-45 phút. Vì tổng tg luật qđ sẽ là ko quá 40h / tháng. Vậy, nếu e trừ ra 45 phút nghỉ này, e tính chung vào tg lv luôn, để ko bị vi phạm.
Thì e sẽ qui ra tiền của 45 phút này trả cho nlđ đúng ko ạ ?
Cô hướng dẫn giúp em.
1/ Em bổ sung ý câu hỏi trên: trong tg làm thêm 4 tiếng của dân vp, nếu cho nlđ nghỉ 30 phút , thì số phút nghỉ giữa ca ko tính vào tg lv, để ko quá 40h / tháng ; nhưng vẫn trả lương đầy đủ cho nlđ là 4 tiếng ?
2/ số phút nghỉ giữa ca do cty chọn, ko qđ 30 hay 60 phút ?
Cô giải đáp giúp em. Cám ơn cô.
Nếu công ty làm liên tục không có nghỉ giữa ca, giữa giờ, mà làm suốt 8 tiếng thì mới phải tính thêm 30 phút (ca ngày) 45 phút ca đêm em nhé. Và em tính thời gian theo ngày, thì trả lương ngày lương tháng, còn khái niệm làm thêm khác nhau nên em tính 45 phút vào giờ làm việc, còn giờ làm thêm tính khác em nhé
Số phút giữa ca theo luật là 30 p ca ngày và 45 p ca đêm em xem lại quy định đó nha
Cô ơi, e chưa hiểu ý cô.
E đang thắc mắc về " làm thêm 4 tiếng " của dân vp. Giờ HC làm từ 8h30-17h30, và từ 6h-9h tối bắt đầu tính giờ làm thêm, thì khoảng nghỉ giữa ca nghỉ 45 phút ạ ? hay ko cần tính nghỉ giữa giờ luôn. Vì nếu quá 40h / tháng thì sai luật. Nên luật có nói " tính chung tg nghỉ giữa ca vào tg lv " để ko bị vượt ngưỡng.
Vậy,
em nên hiểu định nghĩa: “thế nào là ca làm việc?”.
Tại Điều 63
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về ca làm việc và tổ chức làm việc theo ca
+ Ca làm việc là khoảng thời gian làm việc
của người lao động từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ cho đến khi kết thúc và bàn
giao nhiệm vụ cho người khác, bao gồm cả thời gian làm việc và thời gian nghỉ
giữa giờ.
+ Tổ chức làm việc theo ca là việc bố trí ít
nhất 02 người hoặc 02 nhóm người thay phiên nhau làm việc trên cùng một vị trí
làm việc, tính trong thời gian 01 ngày (24 giờ liên tục).
+ Trường hợp làm việc theo ca liên tục để
được tính nghỉ giữa giờ vào giờ làm việc quy định tại khoản 1 Điều 109 của Bộ luật Lao
động là trường hợp tổ chức làm việc theo ca quy định tại khoản 2 Điều
này khi ca làm việc đó có đủ các điều kiện sau: Người lao động làm
việc trong ca từ 06 giờ trở lên và thời gian chuyển tiếp giữa hai ca làm việc
liền kề không quá 45 phút.
Như vậy, căn cứ vào Bộ luật Lao động năm 2019
và Nghị định số 145/2020/NĐ-CP thì người lao động làm việc theo thời giờ làm
việc bình thường từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít
nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút
liên tục và không được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương; trường
hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian
nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.
Vậy thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ
làm việc và được hưởng lương chỉ áp dụng đối với những người lao động làm việc
theo ca liên tục, còn đối với những người lao làm việc theo giờ làm việc bình thường
thì sẽ không được tính.
Người lao động của
công ty em làm việc thêm giờ vào ban đêm, không phải làm việc theo ca nên thời
gian nghỉ giữa giờ không được tính vào thời gian làm việc.
dạ rồi, e đã hiểu. Cám ơn cô.
Chào cô hiện tại em đang làm công tác nhân sự cho công ty Game, hiện tại gần như thực tế không có tiêu chuẩn cho vị trí, bậc lương… do sự thiếu nhân lực của nghành và nhiều đối thủ cạnh tranh tuyển dụng, nên lương chủ yếu thỏa thuận được với ứng viên, vậy em có thể xây dựng thang bản lương theo hướng nào ạ?
Chào Ngân!
Vấn đề của công ty em không phải là XD thang bảng lương ntn mà là cơ chế tiền lương tổng đãi ngộ như thế nào?
Điều này phụ thuộc vào quan điểm về nhân sự và quan điểm trả lương của lãnh đạo bên em
Câu chuyện này hơi dài tý nhỉ? :)
1/ HR cần phân tích được (bằng số liệu) các vấn đề sau:
2/ Phía BGĐ
Vấn đề em hỏi là vấn đề rộng mang tính tư vấn thường cô phải hỏi trực tiếp BOD, CEO của DN rồi cô phải phân tích bối cảnh, mục tiêu chiến lươc của công ty và nhiều yếu tố khác mới đưa ra được giải pháp phù hợp nhất
Tình huonsg của em cô không có nhiều thông tin để tư vấn
Thang bảng lương theo quy định nhà nước thì tối thiểu là 1 bậc, tối đa thì tùy DN, tuy nhiên thường không quá 15 bậc. (không phải là bắt buộc mà là vì tổ chức khó quản lý)
Thông thường các DN VN theo thang lương mẫu của NN thường để 7 bậc.
Em có thể để 1 bậc nhưng hàng năm đảm bảo lương NLĐ không thấp hơn lương tối thiểu vùng.
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 thì doanh nghiệp phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
Theo quy định tại Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 thì mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Mõi năm DN có thể XD thang bảng lương theo DN, phù hợp với luật pháp và tính chất, bối cảnh của DN