Cô cho em hỏi Xây dựng Thang bảng lương để dựa vào đó đóng BHXH, vậy công ty em đóng BHXH trên 100% lương thì có cần xây dựng Thang bảng lương không? Nếu bắt buộc thì em nên xây dựng như thế nào ạ?
Thêm nữa nếu xây dựng Thang bảng lương rồi thì trong Hợp đồng lao động, phần điều khoản lương có cần phải thể hiện rõ Mức lương cơ bản (lương đóng BHXH) và chia phần còn lại thành các loại phụ cấp như Phụ cấp năng suất, phụ cấp ăn trưa…. không ạ?
Chào em!
Cụ thể tại Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc như sau:
- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
- Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
- Trường hợp tiền lương tháng quy định trên cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Theo đó, mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng (Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Như vậy, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa hiện nay là 36.000.000 đồng.
Còn BHYT và BHTN
---
Vậy 100% lương của bên em có quá 36 triệu đồng không?
2. Em vẫn phải lập thang bảng lương để DN đóng theo thang như bình thường, theo mức đóng không quá quy định của Luật.
3. Việc chia các khoản thu nhập là tùy mỗi Doanh nghiệp, nếu thực hiện chuẩn luật thì trả thế nào ghi như thế trên hợp đồng lao động. Nếu mức đóng BHXH thấp hơn …. thì mới chia thu nhập.
Thêm nữa, việc chia thu nhập là việc để quản lý quỹ chi trả cho người lao động và có cơ sở trả lương cho người lao động.
VD: Lương cơ bản trả cho điều gì?
Phụ cấp mục đích là gì?…..: Do tính chất công việc khác nhau thì có PC khác nhau, hoặc do công việc có thêm yếu tố đó nên có phụ cấp,
Trợ cấp: nó bù đắp cho các yếu tố chưa được tính toán khi trả lương.
Sau này có thể điều chỉnh cắt giảm phụ cấp phù hợp với công việc không bị ảnh hưởng tiền lương
Còn lương cơ bản là giá trị công việc….