黃鶯Aine
黃鶯Aine
Thảo luận 3 thảo luận
Vỗ tay 0 vỗ tay
Lượt xem 208 lượt xem

có thể xin văn bản quy định về việc Khi nào Nâng bậc lương được không

Cô có thể cho em xin văn bản quy định về việc Khi nào Nâng bậc lương được không ạ? Em tìm không thấy,

T2: có phải từ năm 2021 trở đi DN không cần đăng kí thang bảng lương vs cơ quan nhà nước rồi ko ạ? 

T3: nếu công ty không xây dựng thang bậc lương mà chỉ thông bố sẽ dựa theo năng lực tăng lương vậy có được khôngạ?·

Thảo luận 3 câu trả lời
Lượt xem 208 lượt xem
Vỗ tay vỗ tay
黃鶯Aine 08:12 - Dec 18, 2021

Văn bản quy định về nâng bậc lương em đọc trong Nghị định 205 của Chính phủ về thang bảng lương

1. Từ năm 2021 thì DN không cần đăng ký với NN

"theo quy định tại Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 quy định, từ 01/01/2021, khi xây dựng thang, bảng lương thì người sử dụng lao động chỉ phải:

- Tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

- Công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện."

2. Phải có thang bảng lương để có cơ sở rõ ràng cho việc chi trả lương và đảm bảo sự minh bạch rõ ràng trong DN

Vỗ tay vỗ tay
黃鶯Aine 10:12 - Dec 21, 2021


Em muốn hỏi thêm, theo TT 17/2019 thì có quy đinh hệ số lương từng bậc cho các chức vụ kể cả lao công, bảo vệ, nhưng theo Nghị định 49 thì các bậc luong chỉ cần ít nhất 5%. Vậy nếu không áp dụng theo Thông tư chỉ cần cách biệt 5% thì được không?

Thứ 2: Theo em tra cứu thì Nghị định 205 đã hết hiệu lực rồi ạ.


Vỗ tay vỗ tay
黃鶯Aine 11:12 - Dec 21, 2021

Từ 2021, khi Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực, nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương của doanh nghiệp có những thay đổi.

Thứ nhất, doanh nghiệp khi xây dựng thang lương, bảng lương sẽ không còn xây dựng trên nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động do Chính phủ quy định.

Theo đó, Bộ Luật lao động 2019 đã bãi bỏ quy định về khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề là 5%, doanh nghiệp sẽ xây dựng thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Doanh nghiệp có thể tăng quyền tự chủ trong việc xây dựng thang lương, bảng lương, số bậc của bảng lương, thang lương sẽ do doanh nghiệp tự quyết định và khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương sẽ căn cứ vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi.

Đồng thời, khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương phải đảm bảo khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ và tích lũy kinh nghiệm của bản thân.

àNhưng, hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn lấy khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề ít nhất là 5% - một khoảng cách tương đối (mức tham khảo) để đảm bảo khuyến khích NLĐ nâng cao trình độ chuyên môn.

Vỗ tay vỗ tay
Câu hỏi liên quan
© 2020 - Bản quyền của Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Giáo Dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông