Top doanh nghiệp đã đăng ký cho nhân viên
Bạn sẽ học được gì?
Khoá học này sẽ có:
Video
17h 23m giờ học
Article
0 bài viết chuyên môn
Material
5 tài liệu đính kèm
Exam questions
0 đề thi ghi nhớ kiến thức
Khóa học này dành cho ai?
Nội dung khoá học
12 Chương . 75 bài giảng . 17h 23m giờ học
Mô tả khoá học
Quản trị nhân sự là công việc vô cùng quan trọng trong 1 doanh nghiệp, nguồn nhân lực chính là nội lực, là sức mạnh bên trong, là tài sản quý giá và đòn bẩy trong sự phát triển. Dù khoa học hiện đại đến đâu cũng cần con người xử lý và giải quyết toàn diện. Vì vậy người làm nghề này cũng cần kiến thức chuyên sâu, bài bản và kiến thức đa lĩnh vực. Vai trò của người làm nhân sự rất lớn, và để thực hiện được, chúng ta cần có sự đam mê và kiến thức nền tảng.
Giảng viên:
5 điểm đánh giá
8 đánh giá
1,267 học viên
8 khóa học
Mrs Nguyễn Thanh Xuân
Founder & CEO – SprinGO Academy & Consultant
MBA Quản trị Nguồn nhân lực/SHRM International
Nghề nghiệp:
Kinh nghiệm tư vấn, giảng dạy, thành tựu nghiên cứu:
Khoá học cùng chủ đề
Đánh giá của học viên
5 điểm đánh giá . 6 lượt đánh giá
Hoàng Quang Nam
Thu Nguyễn
NGUYỄN THỊ THU HẠNH
Lê Ngọc Mai
Hỏi đáp khóa học
Thảo luận về bài học
1,320 thảo luận
Huỳnh Minh Tài 01 Nov 2022
Xin chào giảng viên,
Hiện tại, nơi làm việc của tôi là một công ty cung cấp dịch vụ liên quan đến giáo dục. Số lượng nhân viên hiện tại trên 50 người, và đa số các vị trí đều là công việc Part-time. Ban đầu, các vị trí đều được ký kết Hợp đồng lao động và đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động. Tuy nhiên, Ban Lãnh đạo vừa đề xuất một phương án về kế hoạch nhân sự cho khoảng thời gian tiếp theo rằng các vị trí Part-time từ nay sẽ chuyển thành ký kết Hợp đồng Cộng tác viên. Nếu như vậy, trong tương lai, cùng một vị trí công việc nhưng sẽ có một nhóm người lao động đã ký kết Hợp đồng lao động và một nhóm sẽ được ký Hợp đồng Cộng tác viên. Với lương tâm của một người làm về ngành Quản trị nguồn nhân lực, tôi nhận định việc thay đổi này có thể làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhân viên.
Tôi mong rằng giảng viên sẽ giúp tôi tư vấn liệu đối với các công việc Part-time, ký kết Hợp đồng lao động hay ký kết Hợp đồng Cộng tác viên sẽ phù hợp hơn. Đồng thời, tôi cần giao tiếp như thế nào với Ban Lãnh đạo nếu như tôi nằm trong trường hợp thuyết phục Ban Lãnh đạo giữ nguyên việc ký kết Hợp đồng lao động với các nhân viên trong tương lai.
Xin chân thành cảm ơn giảng viên! Tôi hy vọng giảng viên có thể hỗ trợ giải đáp về trường hợp của tôi.
SprinGO HR [Giảng viên] 02 Nov 2022
Chào bạn
1/ Trước hết chúng ta phân tích logic về các vấn đề Pháp luật lao động, và mặt Pháp lý để xác định tên loại hợp đồng.
Như bạn biết, Luật Lao động điều chỉnh mối quan hệ lao động, cụ thể là:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động.
2. Người sử dụng lao động.
3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động”
Các loại hợp đồng mà Luật lao động điều chỉnh là: Hợp đồng thử việc, Hợp đồng lao động, Hợp đồng đào tạo, đối tượng làm việc không trọn thời gian (bạn sẽ thấy có quy định trong Bộ Luật Lao động)
Còn Hợp đồng cộng tác viên không thuộc Luật Lao động điều chỉnh, mà thuộc Luật Dân sự điều chỉnh. Nhưng theo Luật Dân sự, đó là Hợp đồng dịch vụ chứ không có tên gọi là Hợp đồng Cộng tác viên.
Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng dịch vụ như sau:
“Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ”.
Chúng ta cũng cần hiểu thêm: Cộng tác viên là gì?
Cộng tác viên là người làm việc tự do, cộng tác với tổ chức để thực hiện những công việc đã được định lượng sẵn khối lượng công việc, thời gian, địa điểm, thù lao. Đây là một công việc tự do, không quá gò bó, mang tính chủ động cao. Ngoài ra, đối với một số loại hợp đồng, cộng tác viên không cần phải đến công ty và làm việc theo quy chuẩn như những nhân viên chính thức.
Hiện nay không có một quy định cụ thể nào về Hợp đồng cộng tác viên (CTV). Hợp đồng CTV là tên gọi. Tuỳ thuộc vào đối tượng hợp đồng và các điều khoản, quyền, nghĩa vụ các bên để nhận định Hợp đồng cộng tác viên là gì? Hợp đồng CTV có thể là Hợp đồng dịch vụ.
Khi ký các loại hợp đồng cần chú ý nội dung, mỗi loại hợp đồng đều có quy định về nội dung và các điều khoản ràng buộc. Cho dù bạn ký hợp đồng tên gọi khác nhưng nội dung vẫn lấy nội dung của Hợp đồng lao động thì khi có tranh chấp sẽ căn cứ trên cả nội dung hợp đồng để tòa án phán quyết.
Khi bạn ký HĐ CTV bạn có thể tham khảo thêm cả Luật Thương Mại nữa nhé.
“Điều 32. Làm việc không trọn thời gian
1. Người lao động làm việc không trọn thời gian là người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần hoặc theo tháng được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
2. Người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động làm việc không trọn thời gian khi giao kết hợp đồng lao động.
3. Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương; bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc trọn thời gian; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.”
Như vậy, Về mặt pháp lý, đã là quan hệ lao động thì chỉ có HĐLĐ, HĐ thử việc, HĐ đào tạo, Đối tượng làm việc không trọn thời gian. (Mọi người hay gọi là Partime chỉ là tên gọi không có căn cứ, tên gọi này hiểu theo ý nghĩa của loại hợp đồng bạn nhé).
Như vậy: Bạn không dùng được dạng cộng tác viên với người lao động đúng nghĩa là người lao động.
--
Chúng ta cần thêm giải nghĩa về việc hợp đồng lao động và nghĩa vụ thuế nữa.
Bản chất, cứ ký hợp đồng lao động có tham gia BHXH thì đóng thuế theo nguyên tắc lũy tiến từng phần, còn nếu chưa hoặc không ký hợp đồng lao động thì trích thuế theo nguyên tắc khấu trừ tại nguồn 10%. Nếu NLĐ ký cam kết 1 năm không quá 132 triệu đồng (nếu không có người phụ thuộc) + thêm số tiền người phụ thuộc. (nếu có người phụ thuộc)
Nếu cuối năm, thuế họ kiểm tra từ Mã số thuế cá nhân của NLĐ mà thấy NLĐ có thu nhập tất cả các nơi vượt quá số tiền cam kết thì sẽ bị phạt, doanh nghiệp cũng bị liên đới, các khoản bị phạt chênh lệch sẽ không được tính là chi phí hợp lệ.
Do vậy bạn nên tư vấn cho DN về việc rủi ro này có thể xảy ra nhé.
Nguyễn Thị Huyền Mơ 29 Mar 2023
SprinGO HR [Giảng viên] 29 Mar 2023
Chào bạn. Mình gửi bạn file mẫu nhé. Chúc bạn thành công.https://drive.google.com/file/d/1oYM6f6Wt0Abvh7ALQ1G64sLxSAKuoIpE/view?usp=share_link
Phạm Lan Hương 27 Mar 2023
Cô cho e xin mẫu bảng chấm công như file hướng dẫn ạ
SprinGO HR [Giảng viên] 27 Mar 2023
Chào em. Chị gửi e bảng file mẫu bảng chấm công nhé. https://docs.google.com/spreadsheets/d/1c9pCZdeGJxlBtwubLEXzXs_Tc85bdVb_/edit?usp=share_link&ouid=104603570306614645465&rtpof=true&sd=true
Nguyễn Đức Tính 17 Mar 2023
Bên em có trường hợp người lao động bị tai nạn giao thông phải điều trị và nằm trong danh mục bệnh dài ngày, tuy nhiên NLĐ không xin được giấy nghỉ ốm điều trị liên tục. NLĐ điều trị và xin được giấy ốm từ tháng 5- tháng 8 nhưng từ tháng 9-10 điều trị bên ngoài không xin được giấy ôm tuy nhiên NLĐ vẫn không thể đi làm được nên phải xin nghỉ không lương nhưng nếu khai giảm không lương thì sẽ bị cắt giảm bảo hiểm Y tế và BHXH NLĐ sẽ không được đi khám chữa bệnh và xin giấy ốm được nữa, nếu tự đóng thì không được phép. Nhờ cô hướng dẫn cho tình huống này
SprinGO HR [Giảng viên] 23 Mar 2023
Lý do không xin được giấy ốm là gì hả em? Em nên hướng dẫn họ để xin giấy hưởng chế độ ốm đau dài ngày nhé. Ốm đau ngắn ngày mới phải xin giấy ốm theo khoảng thời gian còn ốm đau dài ngày em xem thủ tục hướng dẫn nhé.
Để được hưởng chế độ ốm đau dài ngày, NLĐ cần đáp ứng được các điều kiện quy định. Theo Luật BHXH năm 2014 và thông tư Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, để được hưởng chế độ ốm đau dài ngày, NLĐ cần đáp ứng được 2 điều kiện:
- NLĐ bị ốm đau, tai nạn. Tuy nhiên, tai nạn này không phải là tai nạn lao động. Người bị thương tật, bệnh tái phát do tai nạn lao động gây nên phải nghỉ việc để khám chữa bệnh và có xác nhận của các cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định.
- NLĐ cần mắc các bệnh cần chữa trị dài ngày. Các bệnh này phải thuộc danh mục được quy định tại thông tư 46/2016/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành.
Trước khi tìm hiểu thủ tục hưởng chế độ ốm đau dài ngày, NLĐ cần hiểu rõ thời gian và mức hưởng để không bỏ lỡ các quyền lợi của mình. . Cụ thể như sau:
- NLĐ được nghỉ tối đa 180 ngày, tính cả thời gian nghỉ lễ, nghỉ tết hay nghỉ hàng tuần.
- Nếu NLĐ đã nghỉ hết 180 ngày nhưng vẫn phải tiếp tục điều trị thì vẫn đươc hưởng chế độ ốm đau. Tuy nhiên, mức hưởng sẽ thấp hơn và thời gian hưởng tối đa sẽ bằng thời gian NLĐ đó đã đóng BHXH bắt buộc.
Mức hưởng cụ thể như sau:
Đối tượng | Tỷ lệ hưởng (t) |
180 ngày đầu | 75% |
Dưới 15 năm đóng BHXH | 50% |
Từ 15 năm đến dưới 30 năm đóng BHXH | 55% |
Từ 30 năm đóng BHXH trở lên | 65% |
Mức hưởng theo tháng:
Mức hưởng = Tiền lương tháng đóng BHXH liền kề trước khi nghỉ việc x t (%) x số tháng nghỉ việc hưởng ốm đau.
Mức hưởng theo lẻ ngày:
Mức hưởng = | Tiền lương tháng liền kề trước khi nghỉ việc | x số ngày nghỉ lẻ x75% |
24 |
Lưu ý:
- Đối với các đơn vị ở địa bàn một số tỉnh/thành phố như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đơn vị được cấp mã giao dịch điện tử với cơ quan BHXH quản lý đối tượng ốm dài ngày để thực hiện việc việc gia hạn thẻ BHYT cho NLĐ.
- Với trường hợp NLĐ nghỉ ốm từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị thực hiện báo giảm lên cơ quan BHXH đơn vị chọn phương án là nghỉ ốm.
Để được hưởng chế độ ốm đau dài ngày, NLĐ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ. Cụ thể, hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ ốm đau dài ngày bao gồm:
Các loại giấy tờ sẽ được quy định tại Quyết định số 166/QĐ-BHXH. Cụ thể, NLĐ cần chuẩn bị:
- Bản sao giấy ra viện nếu điều trị nội trú. Trong trường hợp NLĐ tử vong tại nơi điều trị thì thay bằng giấy báo tử. Nếu giấy báo tử không thể hiện được thời gian vào viện thì cần bổ sung giấy tờ do cơ sở khám chữa bệnh cung cấp, thể hiện thời gian vào viện.
(Nếu NLĐ chuyển tuyến trong quá trình điều trị thì phải bổ sung bản sao giấy chuyển tuyến/chuyển viện)
- Trường hợp NLĐ điều trị ngoại trú, NLĐ cần nộp bản chính giấy nghỉ việc hưởng BHXH.
- Trường hợp NLĐ khám, chữa bệnh ở nước ngoài thì cần nộp bản sao và bản dịch bằng tiếng Việt giấy khám, chữa bệnh do cơ sở nước ngoài cung cấp.
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ ốm đau dài ngày, NLĐ cần nộp các loại giấy tờ này cho đơn vị sử dụng lao động. NSDLĐ có trách nhiệm nộp hồ sơ của NLĐ lên cơ quan BHXH theo thời hạn quy định:
- NSDLĐ cần lập danh sách đề nghỉ hưởng chế độ ốm đau dài ngày trong vòng tối đa 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. NSDLĐ sẽ nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH nơi đóng bảo hiểm cho NLĐ. Việc nộp hồ sơ có thể được thực hiện trực tuyến hoặc nộp qua đường bưu điện.
- Sau khi nhận đủ hồ sơ từ NSDLĐ, sau tối đa 6 ngày làm việc, cơ quan BHXH sẽ chi trả khoản tiền trợ cấp cho NLĐ.
Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về mức hưởng, điều kiện hưởng và hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ ốm đau dài ngày. Đây là một trong những quyền lợi chính đáng của NLĐ khi tham gia BHXH. Vì thế, hãy lưu ý các quy định, chuẩn bị đủ hồ sơ để có thể hưởng đầy đủ hỗ trợ nhé.
Phạm Lan Hương 23 Mar 2023
Cô cho e xin bài test về mảng hcns và C&B
SprinGO HR [Giảng viên] 23 Mar 2023
Bài test trên hệ thống Gitiho khi các em hoàn thành nội dung học các em có thể vào phần bài kiểm tra nhé
Nguyễn Tiến Dũng 17 Mar 2023
Cô ơi , cho em xin phương án sử dụng lao động với ạ
SprinGO HR [Giảng viên] 23 Mar 2023
Cô Đã trả lời ở câu hỏi khác của em nhé
Phạm Lan Hương 23 Mar 2023
Cô cho e xin file word về TNCN
SprinGO HR [Giảng viên] 23 Mar 2023
Trong tài liệu có đó em
https://drive.google.com/drive/folders/1KBkMmERkZV_hLA5dqY2is1XjI9YERkKD?usp=share_link
Phạm Lan Hương 21 Mar 2023
cô gửi e xin bài tập trợ cấp thôi việc kèm hướng dẫn
SprinGO HR [Giảng viên] 22 Mar 2023
Chào em. Chị gửi e file mẫu hướng dẫn trợ cấp thôi việc nhé. https://docs.google.com/document/d/1T1XPstTZ2SkT2OHm3A7QFzgf6x1kD1GL/edit?usp=share_link&ouid=104603570306614645465&rtpof=true&sd=true
Nguyễn Tiến Dũng 21 Mar 2023
SprinGO HR [Giảng viên] 21 Mar 2023
Hi em phương án sử dụng lao động là lần trước mùa Covid đầu cô hướng dẫn, giờ thì nó hết hiệu lực rồi, em muốn xin phương án sử dụng lao động nào nữa nhỉ? em có thể nói rõ hơn được không?
nguyen thi kim lien 19 Mar 2023
SprinGO HR [Giảng viên] 21 Mar 2023
Chào em. E liên hệ với quản lý thu để họ hướng dẫn e thủ tục truy thu nhé. Trường hợp này cũng tùy vào từng quận họ có thể xử lý truy thu hoặc không truy thu nhé.
Phạm Lan Hương 21 Mar 2023
cô cho e xin tài liệu cụ thể chế độ ốm đau
SprinGO HR [Giảng viên] 21 Mar 2023
Chị chào e. Chị gửi e mẫu file nhé.
https://docs.google.com/document/d/1HKC6i2DlY-4TNL1a7jniqCkSk3MHvFOM/edit?usp=share_link&ouid=104603570306614645465&rtpof=true&sd=true
Phạm Lan Hương 20 Mar 2023
Cô giáo cho em hỏi, cty em thành lập được 2 năm tuy nhiên vẫn chưa khai bảo hiểm, Sếp yêu cầu đóng hoàn lại từ năm 2022 e có lên bảng tổng hợp kèm lãi suất đóng , tuy nhiên kế toán lại báo là nếu đóng hoàn này thì người sử dụng không cần đóng bhyt do k được cấp hay dùng thẻ bhyt. Cô giáo có thể cho e xin câu trả lời cũng như điều khoản về việc này
SprinGO HR [Giảng viên] 21 Mar 2023
Chào em!
Cô chưa được rõ là Cơ quan bảo hiểm có cho bên em đóng truy thu hay không? hay mới chỉ là Sếp yêu cầu, vì:
1. Theo quy định tại các khoản 1,2,3 Điều 17 và khoản 3 điều 122 Luật BHXH năm 2014 thì hành vi trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng BHXH là vi phạm pháp luật, bi nghiêm cấm; Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng BHXH từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.
- Tổng số tiền truy thu bằng tổng số tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN và tiền lãi.
- Số tiền lãi truy thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
Trong đó:
Ltt: tiền lãi truy thu;
v: số tháng trốn đóng trong năm j phải truy thu;
y: số năm phải truy thu;
Pttij: Số tiền phải truy thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của tháng i trong năm j;
Nij: thời gian trốn đóng tính bằng số tháng kể từ tháng trốn đóng i của năm j đến tháng trước liền kề tháng thực hiện truy thu, theo công thức sau:
Nij = (T0 - Tij) - 1
Trong đó:
T0: tháng tính tiền truy thu (theo dương lịch);
Tij: tháng phát sinh số tiền phải đóng Pttij (tính theo dương lịch);
kj: lãi suất tính lãi truy thu (%)
…
Theo hướng dẫn của BH thì vẫn tính cả BHYT.
Ngoài ra em nên hỏi cán bộ thu của BHXH để biết thêm nhé.
Phạm Lan Hương 16 Mar 2023
Mình đang muốn xây dựng thang bảng lương, mới biết làm thang bảng lương cơ bản tuy nhiên chưa biết làm thế nào đê phù hợp với mức lương của công ty
SprinGO HR [Giảng viên] 17 Mar 2023
Chào bạn. Để xây dựng thang lương thì chúng ta cần các yếu tố như sau:
1. Thang lương của Công ty bạn dùng để đóng bảo hiểm hay thang lương dùng trong nội bộ?
2. Mức trong thang lương phải phù hợp với lĩnh vực của Công ty bạn trên thị trường.
3. Thang lương phải phù hợp với mức lương, ngạch lương phù với các vị trí nhóm chức danh
4. Thang lương phải đảm bảo các yếu tố đánh giá đúng giá trị công việc của các chức danh
5. Thang lương phải phù hợp cân bằng giữa mong muốn của ông chủ và lợi ích của nhân viên
6. ( Các yếu tố cần phù hợp về đặc thù lĩnh vực, ngành nghề, vị trí nhóm công việc, tính chất công việc….)
Nếu để xây dựng thang lương phù hợp với 1 doanh nghiệp thì thường các doanh nghiệp phải tham gia một gói tư vấn để phân tích, khảo sát doanh nghiệp. Để tìm ra cách xây dựng thang lương phù hợp. Vì khi xây dựng thang lương cần rất nhiều dữ liệu, thông tin dữ kiện kèm theo thì mới có thể phân tích được chính xác.
Nguyễn Thị Hằng 13 Mar 2023
SprinGO HR [Giảng viên] 13 Mar 2023
Hi em, theo quy định về tiền lương tại Bộ luật lao động thì tiền lương căn cứ trên công việc hoặc chức danh chứ không căn cứ trên bằng cấp em nhé
VD 1 người học Tiến sỹ nhưng xin vào vị trí Tạp vụ thì vẫn hưởng lương tạp vụ. Miễn là đảm bảo điều kiện không thấp hơn lương tối thiểu vùng.
-----------------------
Điều 90. Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
nguyen thi kim lien 11 Mar 2023
SprinGO HR [Giảng viên] 13 Mar 2023
Chào bạn. Mình xin trả lời 2 câu hỏi của bạn như sau nhé:
Câu 1:
Thời gian hưởng chế độ thai sản cho nam giới:
-Căn cứ Khoản 2, Điều 34, Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 quy định chi tiết chế độ nghỉ thai sản của chồng khi có vợ sinh con như sau:
Lao động nam đang đóng BHXH khi có vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian chồng nghỉ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
Trên thực tế, bạn hướng dẫn NLĐ xin nghỉ 2 loại ngày nghỉ này nối tiếp nhau và không nghỉ trùng
thì vẫn được hưởng chế độ này.
Câu 2:
1/ Khi nghỉ thai sản, người lao động có được đóng và hưởng BHYT, BHTN?
Trong thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản, việc đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của người lao động sẽ được thực hiện theo Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017:
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.
Như vậy, khi nghỉ hưởng thai sản, người lao động sẽ không phải đóng các loại bảo hiểm bắt buộc nhưng vẫn được tính là tham gia BHXH, đồng thời còn được cơ quan BHXH đóng BHYT.
Vì vậy, trên bảng lương người lao động và công ty không phải nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN.