Top doanh nghiệp đã đăng ký cho nhân viên
Bạn sẽ học được gì?
Khoá học này sẽ có:
Video
9h 58m giờ học
Article
0 bài viết chuyên môn
Material
2 tài liệu đính kèm
Exam questions
1 đề thi ghi nhớ kiến thức
Nội dung khoá học
8 Chương . 54 bài giảng . 9h 58m giờ học
Mở rộng tất cả các phầnMô tả khoá học
Quản trị nhân sự là công việc vô cùng quan trọng trong 1 doanh nghiệp, nguồn nhân lực chính là nội lực, là sức mạnh bên trong, là tài sản quý giá và đòn bẩy trong sự phát triển. Dù khoa học hiện đại đến đâu cũng cần con người xử lý và giải quyết toàn diện. Vì vậy người làm nghề này cũng cần kiến thức chuyên sâu, bài bản và kiến thức đa lĩnh vực. Vai trò của người làm nhân sự rất lớn, và để thực hiện được, chúng ta cần có sự đam mê và kiến thức nền tảng.
Đánh giá của học viên
5/5
3 Đánh giá và nhận xét
100 %
0 %
0 %
0 %
0 %
09:46 14/05/2022
Giảng viên:
5 điểm đánh giá
16 đánh giá
3,122 học viên
9 khóa học
Hỏi đáp khóa học
Thảo luận về bài học
188 thảo luận
Phạm Thị Thủy
Cô cho em hỏi với ạ, nếu mức lương tối thiểu mà doanh nghiệp đang áp dụng là 4,500,000 vnđ, mức lương tối thiểu vùng là 4,410,000, thì trên hệ thống thang lương bảng lương, sẽ ghi là : mức lương tối thiểu mà doanh nghiệp đang áp dụng là 4,500,000 vnđ hay là 4,410,000,
nếu trên thì trên hệ thống thang lương bảng lương, sẽ ghi là : mức lương tối thiểu mà doanh nghiệp đang áp dụng là 4,500,000 vnđ , thì khi tính lương ngừng việc cho người lao động, sẽ tính theo mức 4,500,000 vnđ, hay là mức 4,410,000 ạ
mong cô giúp đỡ
SprinGO HR [Giảng viên]
Chào em!
Phân tích tình huống dựa trên căn cứ pháp lý:
Về thang lương, bảng lương:
Theo Điều 93 Bộ luật Lao động 2019, doanh nghiệp phải xây dựng thang lương, bảng lương làm căn cứ trả lương.
Nếu doanh nghiệp áp dụng mức lương tối thiểu cao hơn quy định, thì trong hệ thống thang bảng lương phải ghi đúng mức doanh nghiệp đang áp dụng, tức là 4.500.000 đồng, vì đây là mức khởi điểm thấp nhất doanh nghiệp trả cho lao động phổ thông làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện bình thường.
Về tiền lương ngừng việc:
Theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019, khi người lao động phải ngừng việc không do lỗi của họ, thì được trả ít nhất bằng mức lương tối thiểu vùng.
Tuy nhiên, trong thực tế áp dụng, nếu doanh nghiệp đã xác lập mức lương tối thiểu nội bộ là 4.500.000 đồng, thì đây cũng là mức lương sàn để tính các khoản liên quan, trừ khi có quy định, thỏa thuận nội bộ khác.
--
Dẫn chứng và căn cứ pháp lý cụ thể:
Điều 93 Bộ luật Lao động 2019:
“Người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương trên cơ sở mức lương tối thiểu...”
Khoản 1 Điều 5 Nghị định 38/2022/NĐ-CP:
“Doanh nghiệp không được trả thấp hơn mức lương tối thiểu vùng...”
Khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019:
“Tiền lương ngừng việc do sự cố không do lỗi của người lao động: không thấp hơn mức lương tối thiểu.”
Kết luận:
✅ Về thang lương bảng lương:
➡️ Ghi mức 4.500.000 đồng – đây là mức tối thiểu nội bộ doanh nghiệp thực tế đang áp dụng và cao hơn quy định, đảm bảo đúng pháp luật và thực tế trả lương.✅ Về tính lương ngừng việc:
➡️ Tùy theo nội dung quy định trong thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lương của doanh nghiệp:Nếu không có quy định khác: áp dụng mức lương tối thiểu vùng 4.410.000 đồng là được.
Nhưng nếu doanh nghiệp cam kết chi trả theo mức nội bộ tối thiểu 4.500.000 đồng (thường thể hiện trong HĐLĐ, quy chế lương hoặc nội quy), thì nên áp dụng mức 4.500.000 đồng để đảm bảo tính thống nhất và tránh tranh chấp.
? Lời khuyên từ Chuyên gia Nguyễn Thị Thanh Xuân:
Cần rà soát lại quy định nội bộ về lương ngừng việc, hợp đồng lao động, thỏa ước hoặc thỏa thuận cá nhân. Nếu có điều khoản quy định rõ lương ngừng việc tính theo lương thực tế áp dụng thì áp dụng mức 4.500.000 đồng. Ngược lại, có thể áp dụng mức 4.410.000 đồng nhưng nên thể hiện rõ ràng trong hồ sơ nội bộ để tránh tranh chấp.
Nên cập nhật hệ thống thang lương, bảng lương theo mức đang áp dụng thực tế (4.500.000 đồng) để tránh vi phạm khi thanh kiểm tra lao động.
Hương Ly Nguyễn
Emkh mở được ạ, cho em xin file khác ạ
SprinGO HR [Giảng viên]
Gửi em nhe
https://drive.google.com/drive/folders/1A8S_NRb1FJt70NCTlU91d_8WSkX4XNQh?usp=sharing
Hương Ly Nguyễn
SprinGO HR [Giảng viên]
Để nắm chắc kiến thức em có thể đăng ký thông báo văn bản mới nhất của thư viện pháp luật em nhé, vì là trên hệ thống sẽ update đầy đủ.
Hiện nay không hẳn là áp dụng mới hoàn toàn mà có những văn bản cũ vẫn có giá trị sử dụng nên em cần theo dõi văn bản như video cô hướng dẫn.
Việc theo dõi văn bản là chủ động từ phía các em thì mới có thể nắm chắc và chủ động được trong công việc em ạ
Trần Kim Thanh
dạ Cô cho em hỏi :
như ví dụ trong bài giảng của Cô, người lao động bị suy giả 52% sức lao động và đóng bhxh trong 15 năm, người đó sẽ được nhận trợ cấp hàng tháng và cụ thể là được hưởng bao nhiêu tháng ạ?
em cảm ơn Cô
SprinGO HR [Giảng viên]
Chào em,
Trong trường hợp này, e cần xem xét về việc NLĐ có đúng bị suy giảm sức lao động Căn cứ theo Điều 47 Luật An toàn Vệ sinh lao động 2015 quy định về giám định mức suy giảm khả năng lao động như sau:
"Điều 47. Giám định mức suy giảm khả năng lao động
1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe;
b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định;
c) Đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.
2. Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp;
b) Bị tai nạn lao động nhiều lần;
c) Bị nhiều bệnh nghề nghiệp.
..."
-Sau đó Căn cứ Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định các tính trợ cấp hằng tháng do suy giảm khả năng lao động như sau:
"Điều 49. Trợ cấp hằng tháng
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.
3. Việc tạm dừng, hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, trợ cấp phục vụ thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Luật bảo hiểm xã hội; hồ sơ, trình tự giải quyết hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng thực hiện theo quy định tại Điều 113 và Điều 114 của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp tạm dừng hưởng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 64 của Luật bảo hiểm xã hội thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do; việc quyết định chấm dứt hưởng phải căn cứ vào kết luận, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
...."
Trợ cáp hàng tháng này là trợ cấp hàng tháng trọn đời của NLĐ đó e nhé. Còn số tiền bao nhiêu thì en cắn cứ theo Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 để tính nhé. vì cô ko có đầy đủ thông tin để tính cụ thể.
Cảm ơn em!
Phạm thị yến
cô giáo cho em xin file này với ạ, em cảm ơn
SprinGO HR [Giảng viên]
Chào e. Chị gửi lại file e nhé https://drive.google.com/file/d/1sx7AtF7730b1Oxaz5JPSdeomUkx4LrVL/view?usp=share_link
Giá ưu đãi chỉ còn 1 ngày
499,000đ
799,000đĐăng ký cho doanh nghiệp
Giúp nhân viên của bạn truy cập không giới hạn 500+ khoá học, mọi lúc, mọi nơi