2 cách phân biệt loại hình doanh nghiệp cho kế toán

Nội dung được viết bởi Linh Mai

Phân biệt loại hình doanh nghiệp là một trong những công việc đầu tiên của kế toán để tiến hành hạch toán. Có rất nhiều cách phân biệt khác nhau khiến bạn bối rối? Hãy áp dụng ngay cách phân biệt đơn giản, dễ hiểu của Gitiho nhé.

Loại hình doanh nghiệp là gì?

Loại hình doanh nghiệp thể hiện lĩnh vực kinh doanh của các công ty. Định hướng xây dựng và phát triển của các loại hình công ty khác nhau cũng không giống nhau. 

2 cách phân biệt loại hình doanh nghiệp cho kế toán

Ví dụ: Công ty của bạn là doanh nghiệp sản xuất thì sẽ tập trung vào phát triển sản phẩm, dịch vụ. Nhưng có doanh nghiệp khác là nhà phân phối của bạn thì họ sẽ phát triển hệ thống bán hàng để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. 

Xem thêm: Một vài thuật ngữ quan trọng trong kế toán cho người mới bắt đầu

Vì sao kế toán cần phân biệt loại hình doanh nghiệp?

Loại hình doanh nghiệp sẽ quy định chế độ kế toán mà công ty cần tuân thủ theo pháp luật. Kế toán cần phải phân loại được công ty mình thuộc lĩnh vực kinh doanh nào, loại hình gì để hạch toán chính xác. Hiện nay có rất nhiều cách phân biệt loại hình doanh nghiệp. Các bạn kế toán mới đi làm có thể sẽ hơi bối rối vì không biết công ty của mình đang hoạt động ở lĩnh vực nào. Trên thực tế, không phải tất cả các công ty đều chỉ đi theo một định hướng duy nhất.

2 cách phân biệt loại hình doanh nghiệp cho kế toán

Các doanh nghiệp lớn, các chiến lược rõ ràng thì việc tìm lĩnh vực hoạt động không khó. Tuy nhiên, nước ta là quốc gia đang phát triển và có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo số liệu thống kê năm 2020, nền kinh tế nước ta đang có 541.753 doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động. Các doanh nghiệp này chiếm đến hơn 98% tổng số doanh nghiệp trên cả nước. Điều đáng chú ý là doanh nghiệp vừa & nhỏ không chỉ hoạt động trong một lĩnh vực, họ hoạt động đa dạng để tối ưu doanh thu.

Ví dụ: Bạn có thể thấy một công ty sản xuất vật liệu xây dựng vẫn sẽ tự bán lẻ sản phẩm của họ dù đã hợp tác với các nhà phân phối. Hoặc một công ty thương mại, chỉ chuyên bán sản phẩm nhập về từ đơn vị khác nhưng lại vẫn có dòng sản phẩm do chính họ sản xuất.

2 cách phân biệt loại hình doanh nghiệp cho kế toán

Vậy làm thế nào để phân biệt một cách dễ dàng và nhanh chóng? Hãy xem hướng dẫn dưới đây của Gitiho nhé.

Xem thêm: 12 NGUYÊN LÝ CĂN BẢN TRONG KẾ TOÁN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

2 cách phân biệt loại hình doanh nghiệp cho kế toán

Thực ra việc phân biệt loại hình doanh nghiệp để phục vụ cho công việc của kế toán không quá phức tạp. Bạn chỉ cần dựa theo 2 yếu tố dưới đây là biết ngay công ty của mình thuộc loại hình nào.

Cách 1: Phân biệt dựa theo đầu vào - đầu ra

Bạn dựa vào đầu vào - đầu ra của sản phẩm là có thể biết được công ty của mình thuộc lĩnh vực nào. Với cách này, chúng ta chia làm 2 loại hình doanh nghiệp bao gồm:

  • Doanh nghiệp sản xuất - xây dựng: Là loại doanh nghiệp sẽ bỏ vốn ra mua các nguyên, vật liệu, sau đó sử dụng máy móc, công cụ để làm ra một sản phẩm hoàn chỉnh hoặc một công trình. Nếu đầu vào là A thì đầu ra sẽ là B, không còn là nguyên liệu ban đầu nữa.

2 cách phân biệt loại hình doanh nghiệp cho kế toán

  • Doanh nghiệp thương mại: Là loại doanh nghiệp bỏ vốn ra để mua một số lượng lớn sản phẩm hoàn chỉnh, sau đó sử dụng hệ thống bán hàng của mình để đưa sản phẩm gia nhập vào thị trường. Có thể nói đầu vào là A thì đầu ra vẫn là A vì họ sẽ không thay đổi gì trong sản phẩm.

Nếu coi quy trình từ lúc sản xuất đến khi người tiêu dùng sử dụng sản phẩm là một quy trình thì doanh nghiệp sản xuất chịu trách nhiệt nửa đầu còn doanh nghiệp thương mại chịu trách nhiệm nửa sau. Bạn nhìn vào lĩnh vực hoạt động chính của công ty là sẽ xác định được điều này.

Xem thêm: Hướng dẫn cách làm sổ kế toán chi tiết vật tư, sản phẩm, hàng hoá trên Excel

Cách 2: Phân biệt dựa theo giá vốn

  • Doanh nghiệp sản xuất - xây dựng: Giá vốn của sản phẩm - dịch vụ ở doanh nghiệp sản xuất phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ như chi phí mua nguyên, vật liệu, máy móc công nghiệp, thuê nhân công, nhà xưởng, kho bãi hoặc phí vận chuyển sản phẩm đến cho đơn vị phân phối. 

2 cách phân biệt loại hình doanh nghiệp cho kế toán

  • Doanh nghiệp thương mại: Giá vốn của sản phẩm - dịch vụ ở doanh nghiệp thương mại chỉ phụ thuộc vào giá nhập hàng của họ. Điều đó có nghĩa là họ đàm phán được với nhà sản xuất mức giá nhập đầu vào bao nhiêu thì đó sẽ là giá vốn. Có thể nói giá vốn của họ không chịu ảnh hưởng từ các yếu tố như phí thuê nhân công, kho hàng, vận chuyển,... Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng lên giá bán ra của họ, không phải giá vốn nhé các bạn.

Xem thêm: Tổng hợp hướng dẫn lập các sổ sách kế toán trên Excel

Ví dụ minh họa về phân biệt loại hình doanh nghiệp

Để giúp các bạn hiểu rõ về phân loại doanh nghiệp thì chúng ta cùng xem qua 2 ví dụ dưới đây:

Ví dụ 1: Công ty cung cấp dịch vụ phần mềm. Như vậy, sản phẩm của doanh nghiệp này không phải là hữu hình. Họ tạo ra các phần mềm để bán cho khách hàng. Lúc đó, giá vốn của họ sẽ chịu ảnh hưởng chính từ chi phí thuê nhân công mà cụ thể ở đây là các lập trình viên - người viết ra phần mềm đó và các nhân sự khác trong công ty để giúp sản phẩm được khách hàng biết đến và sử dụng.

2 cách phân biệt loại hình doanh nghiệp cho kế toán

Ví dụ 2: Nhà hàng ăn uống. Nếu làm kế toán cho một nhà hàng, có thể bạn sẽ không biết đây là loại hình doanh nghiệp gì. Thực ra cách xác định rất đơn giản. Nhà hàng cũng nhập nguyên liệu về, trải qua quá trình chế biến rồi mới làm ra đồ ăn, thức uống? Nếu đã đọc kỹ cách phân biệt thứ nhất thì chắc chắn bạn đã có câu trả lời rồi đúng không nào? Nhà hàng ăn uống cũng được tính là doanh nghiệp sản xuất - xây dựng nhé. 

2 cách phân biệt loại hình doanh nghiệp cho kế toán

Kết luận


Các bạn kế toán còn điều gì thắc mắc về cách phân loại doanh nghiệp nữa không nào? Nếu có, hãy để lại câu hỏi để được Gitiho giải đáp nhanh chóng nhé. Nếu bạn muốn học hỏi thêm nhiều kiến thức về nghiệp vụ kế toán thì hãy tham gia khóa học Kế toán tổng hợp từ A - Z của Gitiho.

 Kế toán tổng hợp từ A - Z - Ai cũng có thể trở thành kế toán tổng hợp trong 14 giờ
Trong khóa học, bạn sẽ được tiếp cận với những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu để trở thành một kế toán tổng hợp có thể xử lý các công việc nhanh chóng, hiệu quả. Dù bạn đang ở trình độ nào, khóa học cũng có bài giảng phù hợp cho bạn. Giảng viên của khóa học luôn rất nhiệt tình với học viên. Mọi thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp trong vòng 24h sau khi gửi câu hỏi.

Gitiho còn có cộng đồng trao đổi kiến thức, kinh nghiệm về nghề kế toán để bạn kết nối với người làm cùng ngành. Hãy tham gia khóa học để trở thành một kế toán giỏi nhé!

Làm kế toán viên nhưng bạn có đang cảm thấy:

  • Khối lượng công việc lớn, đặc biệt là các thời điểm cuối tháng, quý, năm, bạn cần phải xử lý và làm rất nhiều báo cáo, sổ sách, thường xuyên phải OT nhưng vẫn không kịp?
  • Áp lực công việc lớn do mình chưa thực sự giỏi nghiệp vụ và nắm vững được các quy chuẩn, luật lệ.
  • Không chỉ người mới và người có nhiều kinh nghiệm cũng có thể mắc phải sai phạm liên quan đến pháp lý và tài chính gây hậu quả đáng tiếc.

Thực tế, làm kế toán không khó và đáng sợ đến vậy nếu như bạn thực sự hiểu rõ kiến thức và thành thạo nghiệp vụ. Nếu như bạn quyết định lựa chọn kế toán là con đường sự nghiệp, thì hãy để Gitiho đồng hành và vượt qua khó khăn khi làm nghề với khóa học: KTG01 - Kế toán tổng hợp từ A - Z - Ai cũng có thể trở thành kế toán tổng hợp, bao gồm:

  • Hiểu về hệ thống kế toán, quy định kế toán, từ xây dựng sổ sách đến lập báo cáo thuế và tài chính.
  • Thiết lập và thực hiện các giao dịch kế toán, từ Nhật ký chung đến bảng lương theo quy định mới, và bút toán kết chuyển.
  • Thành thạo việc lên sổ kế toán, xử lý dữ liệu, và tạo tờ khai thuế, cũng như các kỹ năng làm việc trên phần mềm MISA và thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Hãy bấm Đăng ký Học thử ngay bên dưới để trải nghiệm công việc của một Kế toán tổng hợp nha!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông