Các bước xây dựng Quy chế Tiền lương trong Doanh nghiệp (Phần 7)

Sabrina22/06/2022

Tiếp tục với chuỗi bài viết về quy chế tiền lương, trong phần này chúng mình sẽ chia sẻ về cách tính thu nhập, phụ cấp và quyết toán thưởng. Hãy cùng khám phá nhé!

Chương trình học: HRG04 - Pháp luật lao động

4.11. Cách tính thu nhập

Thu nhập tùy thuộc vào vị trí công việc đảm nhiệm, trình độ, kinh nghiệm, năng lực cá nhân và kết quả hoàn thành công việc bao gồm:

4.11.1. Thu nhập hàng năm

TNnăm = TNtháng + TKQKD + TTTC

Trong đó:

  • TNnăm: Thu nhập năm
  • TNtháng: Thu nhập tháng
  • TKQKD: Thưởng kết quả kinh doanh cả năm
  • TTTC: Thưởng thành tích cao

Công thức tính thưởng TTTC:

TTTC = Kết quả xếp loại đánh giá năm (đạt A1/A2) x mức thưởng

Công thức tính thưởng TKQKD:

TKQKD = Trung bình thu nhập trong năm x Tỷ lệ thưởng của cá nhân

Tỷ lệ thưởng cá nhân sẽ được TGĐ quyết định dựa trên một trong các căn cứ sau:

  • Kết quả kinh doanh của Công ty hàng năm
  • Vị trí chức danh của CBNV
  • Kết quả đánh giá hàng năm
  • Thời gian làm việc trong năm
  • Áp dụng cho toàn bộ người lao động làm việc tại công ty cho đến thời điểm phát thưởng (không áp dụng đối với các trường hợp đã nộp đơn xin nghỉ việc)
  • Thời điểm chi trả trước tết Âm lịch 05 ngày (Hoặc tùy thuộc theo thời gian mà công ty quy định, cũng có những đơn vị chia ra 2 lần chi thưởng tránh trường hợp người lao động nghỉ ồ ạt sau khi nhận thưởng Tết)

4.11.2. Thu nhập tháng

Thu nhập tháng được tính như sau:

4.11.2.1. Thu nhập tháng đối với CBNV (không bao gồm hoa hồng của bộ phận kinh doanh):

TNtháng = LCB + TKQHĐ + PC

Trong đó:

  • LCB : Là mức lương được phân bổ theo vị trí chức danh trong dải lương được tính theo thời gian làm việc hàng tháng của từng cá nhân;
  • TKQHĐ: Là mức thưởng được xác định cho từng vị trí chức danh cấp bậc của người lao động và được tạm ứng hàng tháng tạm tính theo thời gian làm việc của người lao động; TKQHĐ không áp dụng đối với các vị trí chuyên gia hoặc các vị trí đặc thù và có thỏa thuận riêng;
  • PC: Bao gồm các loại phụ cấp được xác định theo từng vị trí chức danh công việc được tính theo thời gian làm việc hàng tháng;

4.11.2.2. Hoa hồng đối với bộ phận kinh doanh (chi tiết được qui định riêng tại Quy chế hoa hồng kinh doanh);

4.11.2.3. Đối với các vị trí theo thỏa thuận.

Lương thỏa thuận được áp dụng đối với các vị trí chuyên gia hoặc các vị trí có đặc thù công việc có thỏa thuận, khi đó lương tháng được tính như sau:

TNtháng = LTT + PC

Trong đó:

  • LTT: Là tổng lương theo thỏa thuận;
  • PC: Là phụ cấp (nếu có).

4.12. Căn cứ tính và quyết toán thưởng kết quả hoạt động (TKQHĐ)

4.12.1. Cách tính thưởng kết quả hoạt động

Cách tính thưởng kết quả hoạt động được căn cứ như sau:

- Mức thưởng kết quả hoạt động tối đa của từng cá nhân được xác định theo từng vị trí chức danh;

- Mức thưởng kết quả hoạt động đã được tạm ứng hàng tháng cho từng cá nhân;

- Kết quả đánh giá và xếp loại của từng cá nhân (*).

4.12.2. Quyết toán thưởng

Quyết toán thưởng kết quả hoạt động như sau:

a. Tổng mức thưởng năm:

Tổng mức thưởng năm/cá nhân = Tổng mức thưởng kết quả hoạt động đã tạm ứng (TKQHĐ) + Thưởng thành tích cao (TTTC) + Thưởng kết quả kinh doanh (TKQKD)

b. Quyết toán thưởng năm:

Mức thưởng cá nhân/năm = [Tổng mức thưởng kết quả hoạt động đã tạm ứng (TKQHĐ) + Thưởng thành tích cao (TTTC) + (Thưởng kết quả kinh doanh (TKQKD) x Hệ số thưởng) ] – Tổng mức thưởng kết quả hoạt động đã tạm ứng

(*) Quy định chi tiết về đánh giá và xếp loại cá nhân được thể hiện chi tiết tại “Quy chế đánh giá và quản lý hiệu quả công việc”.

Phần 5: Chế độ phụ cấp

5.1. Chế độ phụ cấp

- Chế độ phụ cấp áp dụng nhằm bổ sung cho chế độ thu nhập hàng tháng, là khoản chi phí do Công ty trả cho Người lao động ngoài mức thu nhập vị trí  tháng nhằm bù đắp thêm cho Người lao động khi họ đảm nhiệm những công việc quản lý, điều hành hoặc phải làm việc trong những điều kiện không thuận lợi hoặc không ổn định mà chưa được tính đến khi xác định lương cơ bản.

- Chế độ phụ cấp nhằm khuyến khích Người lao động thực hiện tốt hơn công việc được giao trong những điều kiện khó khăn hoặc phải gánh vác những trách nhiệm cụ thể trong doanh nghiệp.

5.2. Phụ cấp độc hại

- Định nghĩa: Là khoản phụ cấp áp dụng cho Người lao động được bố trí làm những công việc có yếu tố độc hại đối với sức khoẻ con người.

- Đối tượng áp dụng: Phạm vi lĩnh vực công việc độc hại quy định tại văn bản pháp luật có hiệu lực.

- Mức áp dụng: Phụ cấp độc hại không vượt quá hệ số 0.3, tùy thuộc vào từng công việc độc hại theo quy định của pháp luật.

- Cách tính: Phụ cấp độc hại được tính bằng lương cơ bản (x) hệ số phụ cấp độc hại

5.3. Phụ cấp điều động

5.3.1. Đối tượng áp dụng:

  1. Áp dụng đối với Người lao động đang làm việc tại Công ty hoặc một đơn vị khác trực thuộc Công ty được điều động đến làm việc có thời hạn tại đơn vị khác trực thuộc Công ty cách nơi làm việc thường xuyên của Người lao động từ 200 km trở lên.
  2. Phụ cấp này không áp dụng với:
  • Các công việc theo tính chất phải đi công tác (đã có trong Mô tả công việc);
  • Đi theo dự án hoặc cần huy động nguồn lực với thời gian <15 ngày/tháng; 
  • Trường hợp Người lao động đi công tác (áp dụng theo chế độ công tác phí); 
  • Người lao động xin luân chuyển nơi làm việc với mục đích, nguyện vọng cá nhân.

5.3.2. Mức áp dụng: Theo phê duyệt của Tổng Giám đốc từng thời kỳ, nhưng tối đa khi áp dụng không được vượt quá 20% tiền lương vị trí công việc của Người lao động.

5.4. Phụ cấp thêm giờ

5.4.1. Đối tượng áp dụng:

  1. Áp dụng với các đối tượng do tính chất công việc không áp dụng theo thời gian/ ca làm việc bình thường: lái xe; trợ lý, thư ký; 
  2. Không áp dụng phụ cấp với các cấp nhân sự quản lý từ cấp Phó Trưởng phòng trở lên.

5.4.2. Điều kiện và cách thức áp dụng

  1. Phụ cấp thêm giờ sẽ được tính theo ngày công đi làm thực tế hàng tháng và theo kết quả đánh giá mức độ hoàn thành công việc của cấp quản lý trực tiếp;
  2. Mức áp dụng cụ thể sẽ do TGĐ quyết định theo từng kỳ, căn cứ vào khối lượng và kết quả hoàn thành công việc của từng cá nhân.

5.5. Phụ cấp trang phục

Tùy từng doanh nghiệp, không phải doanh nghiệp nào cũng có phụ cấp này

5.5.1. Đối tượng áp dụng

- Áp dụng đối với CBNV có ngạch thu nhập từ G5 – G10 kể từ khi hết thời hạn thử thách (áp dụng cho cả trường hợp bổ nhiệm nội bộ và tuyển dụng mới);

- Phụ cấp được thanh toán 1 năm 1 lần cùng kỳ lương tháng 12 hàng năm và điều chỉnh theo tỷ lệ số tháng hưởng chế độ phụ cấp.

5.5.2. Mức áp dụng:

STT

Ngạch thu nhập

Vị trí, chức vụ

Mức phụ cấp trang phục/năm

1

G10; 

G9

Tổng Giám đốc; 

Phó Tổng Giám đốc

10.000.000 đ/năm

2

G8-1
G8-2
G8-3

G7-1
G7-2
G7-3

 

Trưởng ban

Phó trưởng ban

5.000.000 đ/năm

3

G6-1
G6-2
G6-3

G5-1
G5-2
G5-3

 

Trưởng phòng

Phó phòng

Các vị trí tương đương

3.000.000 đ/năm

5.6. Phụ cấp đặc biệt

5.6.1. Định nghĩa: Là khoản phụ cấp cho CBNV được phân công tham gia các dự án, chiến dịch, ban chỉ đạo…. có thời gian từ 1 tháng liên tục trở lên.

5.6.2. Mức áp dụng: Tùy thuộc vào quyết định của Tổng Giám đốc cho mỗi trường hợp cụ thể, nhằm đảm bảo tạo động lực cho CBNV tích cực hoàn thành công việc và không vượt quá 50% mức lương của CBNV.

5.6.3. Cách tính: Phụ cấp đặc biệt sẽ được tính theo tháng tham gia dự án, chiến dịch, ban chỉ đạo….và được thanh toán cùng với kỳ thanh toán lương theo nguyên tắc làm tròn tháng, từ 15 ngày/tháng trở lên thì làm tròn 1 tháng, dưới 15 ngày/tháng thì tính ½ tháng.

5.6.4. Phụ cấp đặc biệt không có tính chất thường xuyên, không áp dụng chế độ công tác phí, làm thêm giờ, phụ cấp điều động khi hưởng phụ cấp đặc biệt.

Hết phần 7

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông