Trong bối cảnh kinh tế suy thoái 2023, các doanh nghiệp vẫn đang đối mặt với những khó khăn và sự thay đổi trong kế hoạch làm việc thì có một thách thức khác đó là: cách thu hút và quản lý những nhân viên thuộc thế hệ Gen Z.
Theo Diễn đàn kinh tế thế giới, đến năm 2025, Gen Z sẽ chiếm ⅓ lực lượng lao động. Đây là thế hệ ra đời trong thời đại số với công nghệ hiện đại, họ thường sống và giao tiếp trực tuyến, vì vậy các kỹ năng giao tiếp và kỹ năng mềm bị ảnh hưởng. Mặc dù Gen Z là thế hệ có tư duy đột phá, dám nghĩ dám làm… nhưng quản lý, đào tạo nhân sự thế hệ Gen Z vẫn là điều không mấy dễ dàng.
Trong bài viết này, Gitiho sẽ giúp bạn thực hiện chương trình đào tạo nhân sự Gen Z gắn kết và ngày càng phát triển, cùng theo dõi nhé!
XEM NHANH BÀI VIẾT
Khi các thế hệ X, Y đã thật sự trưởng thành và gặt hái được những thành công, tạo dựng được chỗ đứng trong xã hội thì cũng là lúc thế hệ Gen Z phát triển và gia nhập vào thị trường lao động. Thế hệ Gen Z là những người sinh ra vào khoảng thời gian từ 1997 đến 2012. Đây cũng chính là giai đoạn của sự bùng nổ internet, công nghệ số, trí tuệ nhân tạo cùng hàng loạt các xu hướng mới mẻ khác.
Một trong những thách thức hàng đầu khi thực hiện đào tạo nhân sự Gen Z là khả năng tập trung không được tốt. Không giống như những thế hệ trước - thế hệ học tập theo phương pháp truyền thống, Gen Z lớn lên trong thời đại kỹ thuật số, nơi thông tin có sẵn trong tầm tay của họ. Vì vậy, họ sẽ sẵn sàng bỏ dở khi đang học nếu thông tin không đem lại giá trị. Do vậy, tổ chức cần áp dụng các phương pháp đào tạo mới, ngắn gọn, thú vị và có sự tương tác để thu hút sự quan tâm của nhân viên Gen Z.
Ví dụ: Các khóa học online trên Gitiho được xây dựng theo hình thức microlearning, tức là nội dung khóa học được chia thành các mô-đun nhỏ giúp cho người học dễ dàng tiếp thu kiến thức và ghi nhớ để áp dụng ngay vào công việc.
Ngoài ra, một thách thức khác là cần phải cá nhân hóa việc đào tạo để đáp ứng nhu cầu học tập cho từng nhân viên. Nhân viên thế hệ Gen Z nổi bật với tính cá nhân và luôn mong muốn thể hiện ý kiến riêng của mình, họ mong muốn các chương trình đào tạo phải phù hợp với nhu cầu và sở thích cụ thể của họ. Điều này đặt ra là doanh nghiệp phải có sẵn hệ thống tài nguyên các khóa học đa dạng các lĩnh vực để đáp ứng nhu cầu này.
Ví dụ: Một nhân viên Gen Z thuộc bộ phận kế toán tại Gitiho có nhu cầu học tập khá đa dạng. Bởi hệ thống học tập trên Gitiho có hơn 500+ khóa học nên nhân viên có thể thoải mái lựa chọn các khóa học theo sở thích hay nhu cầu của bản thân.
Tiếp theo, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nhân viên Gen Z không thích các khóa đào tạo truyền thống kéo dài, họ ưa chuộng hình thức đào tạo trực tuyến hơn. Bởi họ thích được học tập theo tốc độ và thời gian của riêng họ.
Xem thêm: 5 khó khăn doanh nghiệp thường gặp trong đào tạo và phát triển nhân sự
Theo một số thống kê cho biết:
76% nhân viên Gen Z tin rằng học tập là chìa khóa để có một sự nghiệp thành công.
69% nhân viên Gen Z cho biết họ đang dành nhiều thời gian để học trong những năm gần đây.
Người học thế hệ Gen Z có số giờ học tập năm 2020 tăng thêm 50% so với năm 2019.
Vậy động lực học tập này đến từ đâu? Có 62% nhân viên Gen Z tin rằng các kỹ năng chuyên môn đang dần thay đổi nhanh chóng hơn bao giờ hết. Ngoài ra, 59% không tin rằng công việc của họ sẽ tồn tại trong vòng 20 năm nữa.
Hơn nữa, vì sinh ra trong thời đại công nghệ hiện đại nếu thế hệ Gen Z hiểu rõ hơn bất kỳ ai về tác động và sự thay đổi liên tục của công nghệ với công việc của họ. Qua đó, họ biết rằng chỉ có con đường học tập mới giúp họ học hỏi và phát triển trên con đường sự nghiệp của mình.
Vậy để giữ chân những nhân sự Gen Z tiềm năng này, tổ chức cần thực hiện chiến lược LnD (đào tạo và phát triển) như thế nào? Dưới đây là 6 chương trình đào tạo rất cần thiết cho sự phát triển bản thân của nhân viên Gen Z, tìm hiểu ngay dưới đây!
Nghiên cứu về thế hệ Gen Z, nhiều người đã đánh giá rằng đây là thế hệ có cái tôi cao và có xu hướng làm theo ý mình chứ không tuân những quy tắc đã được đặt ra. Nghiêm trọng hơn, mặc dù bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm và chưa có thành tựu gì nổi bật nhưng nếu có vấn đề gì trong tổ chức mà họ cảm thấy không hài lòng, họ có thể nghỉ việc bất cứ lúc nào.
Khảo sát mới đây nhất của Anphabe cho biết, với gần 14.000 sinh viên trên toàn quốc thì có tới 95% Gen Z biết rõ mình thích gì và không thích gì, họ cũng nói rằng nếu có một công việc chính thức đầu tiên sau tốt nghiệp thì họ sẽ gắn bó ít nhất 1 năm. Tuy nhiên, khi khảo sát nhóm Gen Z đã ra trường và đã đi làm trong vòng 1-2 năm qua thì có tới 60% các bạn Gen Z nhảy việc trong những năm đầu tiên.
Đây thực sự là thách thức đối với các doanh nghiệp, bởi không một doanh nghiệp nào muốn tuyển dụng những nhân viên không gắn kết và không có cùng mục tiêu, hệ tư tưởng với phần đông các nhân viên khác.
Một nghiên cứu cho biết những nhân viên không gắn kết có thể tiêu tốn của các công ty Hoa Kỳ hơn 450 tỷ đô la mỗi năm. Sự tổn thất này được tính bằng tiền lương, thời gian đào tạo, lợi nhuận và doanh thu.
Tại công ty giáo dục Gitiho, khả năng thích ứng với công việc, sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp, sự gắn kết với tổ chức luôn là yếu tố mà công ty cân nhắc khi tuyển dụng ứng viên mới. Như vậy, nhân viên mới đảm bảo được công việc và đồng thuận với mục tiêu của tổ chức. Gitiho không phủ nhận những điểm mạnh như năng động, nhanh nhạy, có kỹ năng nhưng các kỹ năng này hoàn toàn có thể đào tạo và phát triển trong quá trình làm việc.
Chương trình đào tạo về văn hóa doanh nghiệp sẽ bao gồm các giá trị cốt lõi, tầm nhìn và sứ mệnh của công ty. Mỗi doanh nghiệp sẽ có những giá trị văn hóa riêng, hiểu được các giá trị đó sẽ giúp cho tất cả mọi người trong công ty có các quyết định, cách ứng xử giống nhau khi đứng trước một sự việc hay sự cố nào đó.
Ví dụ, văn hóa doanh nghiệp tại Gitiho gồm 6 giá trị cốt lõi: tập trung vào điều quan trọng, cùng nhau làm việc đúng, trân trọng lời nói, giao tiếp trọn vẹn, xem bản thân là nguồn gốc của sự việc, trải nghiệm wow.
Khi thực hiện đào tạo cho các bạn nhân sự Gen Z tại Gitiho thì có một giá trị đã khiến cho các bạn thay đổi hoàn toàn suy nghĩ đó là: xem bản thân là nguồn gốc của sự việc. Tức là đừng bao giờ đổ lỗi cho người khác, trước khi đổ lỗi hãy nhìn nhận lại bản thân mình và thay đổi để tốt lên.
Khi được hỏi về nguyên nhân nghỉ việc của các bạn Gen Z thì câu trả lời phổ biến nhất chính là mức lương không như kỳ vọng, chế độ phúc lợi không tốt. Cho nên các bạn đổ lỗi cho công ty là không tăng lương trong khi lương trung bình của người mới ra trường là khoảng 8.4 triệu đồng.
Trong trường hợp này, nếu áp dụng giá trị cốt lõi “xem bản thân là nguồn gốc của sự việc” thì các bạn Gen Z hãy xem lại bản thân mình đã đủ giỏi, đủ kinh nghiệm, thái độ làm việc đã đủ tốt chưa hay các bạn đã cống hiến được gì cho công ty chưa mà yêu cầu tăng lương.
Nếu như các bạn cố gắng làm việc, học tập, tạo ra giá trị cho công ty thì chắc chắn công ty sẽ không ngần ngại tăng lương và có những khoản thưởng xứng đáng cho các bạn. Chế độ, lương thưởng, sự ghi nhận đều phụ thuộc vào bạn có giá trị như thế nào.
Dưới đây là bảng khảo sát các bạn nhân viên mới đợt 2 của Gitiho (100% thuộc Gen Z) sau khi được đào tạo về văn hóa doanh nghiệp, hầu hết các bạn đã hiểu được những giá trị mà CEO truyền tải cũng như ý thức được việc áp dụng những giá trị đó vào công việc và cuộc sống.
Điều này cho thấy rằng việc đào tạo văn hóa doanh nghiệp đã đóng góp vào việc thay đổi nhận thức và tư duy của thế hệ Gen Z tại Gitiho.
Theo một nghiên cứu gần đây của Dell, 37% nhân sự Gen Z cho biết chương trình học của họ không cung cấp cho họ đầy đủ các kỹ năng công nghệ, máy tính cần thiết trong công việc. Trong khi đó, 44% Gen Z cho biết rằng họ chỉ được học những kỹ năng tin học rất cơ bản. Thật đáng ngạc nhiên bởi Gen Z là thế hệ đầu tiên lớn lên trong sự bùng nổ của kỷ nguyên công nghệ số.
Trong một bài viết trên trang báo điện tử VnExpress có đưa ra khảo sát “Theo bạn, Gen Z có nên biết kỹ năng tin học văn phòng cơ bản không?” thì có đến 80% (559 phiếu bầu) là Có. Bạn cũng sẽ dễ dàng nhận thấy trong bất kỳ bản yêu cầu công việc của các công ty khi tuyển dụng đều có ghi “Yêu cầu kỹ năng tin học văn phòng”. Bởi trong môi trường làm việc, nhân viên sẽ phải làm việc 100% với máy tính và thực hiện mọi công việc trên đó. Nếu thành thạo, chắc chắn bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn và tối ưu được thời gian cũng như công việc của mình.
Kỹ năng tin học văn phòng bao gồm Word, Excel, Powerpoint, Google Sheet… giúp nhân viên tăng hiệu quả khi làm việc. Với các tính năng đa dạng và hiện đại, nhân viên có thể tận dụng để thực hiện công việc một cách nhanh chóng và tăng chất lượng công việc.
Một số ví dụ đơn giản như:
1. Sếp đưa cho bạn một bảng tính dưới đây và yêu cầu bạn lọc ra tên khách hàng “Nhã Phương”. Nếu như không có kỹ năng Excel, có thể bạn sẽ tìm bằng cách thủ công là đi tìm từng hàng có tên “Nhã Phương” rồi tổng hợp thành một bảng. Đây là cách làm cực kỳ tốn thời gian.
Tuy nhiên, nếu có kỹ năng Excel, bạn chỉ cần sử dụng tính năng bộ lọc Filter là có thể thực hiện yêu cầu chưa đầy 30 giây.
2. Sếp yêu cầu bạn đánh số trang cho văn bản nhưng vì không có kỹ năng Word, bạn đã thực hiện đánh số trang bằng tay cho văn bản mấy trăm trang và việc này tốn cả buổi sáng của bạn.
Trong khi đó, một đồng nghiệp khác xử lý yêu cầu này của sếp chỉ chưa đầy 1 phút với các tính năng có sẵn trên Word.
Như vậy, thực hiện đào tạo kỹ năng tin học văn phòng cho bất kỳ nhân sự sẽ giúp họ thực hiện công việc một cách năng suất và giúp mọi người tự tin hơn trong thời đại công nghệ số như hiện nay.
Tham khảo ngay một số khóa học tin học văn phòng tại Gitiho:
Khảo sát hơn 1300 quản lý và các lãnh đạo doanh nghiệp tại nhiều quốc gia của Resume Builder cho biết có 74% quản lý nói rằng khó làm việc cùng Gen Z hơn là các thế hệ khác. Một số lý do được nêu ra là:
Thiếu kỹ năng công nghệ (39%)
Thiếu động lực và nỗ lực làm việc (37%)
Kỹ năng giao tiếp kém (36%)
Rất dễ nổi nóng (35%)
65% người tham gia khảo sát cũng nói rằng họ sa thải nhân viên Gen Z nhiều hơn bất kỳ thế hệ nào khác. 12% nhân viên bị sa thải chưa đầy một tuần nhận việc và 27% bị sa thải chưa đầy 1 tháng.
Khó khăn đối với nhân viên Gen Z là sự mất kết nối giữa họ và môi trường làm việc bởi dịch bệnh covid 19. Theo nghiên cứu của tổ chức APNORC năm 2021 cho biết 46% Gen Z nói rằng dịch bệnh, cách ly xã hội khiến việc theo đuổi mục tiêu học tập và sự nghiệp khó khăn hơn bao giờ hết. Phải thường xuyên làm việc, giao tiếp trong môi trường mạng nên họ không có nhiều cơ hội trải nghiệm trực tiếp tại văn phòng. Vì vậy nhân viên Gen Z thiếu trầm trọng các kỹ năng mềm để phục vụ cho công việc và cuộc sống.
Một số kỹ năng mềm cần thực hiện đào tạo cho nhân viên Gen Z như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng Networking tạo lập mối quan hệ, tư duy phản biện, kỹ năng lập kế hoạch và quản lý công việc hiệu quả, kỹ năng quản trị cảm xúc bản thân, kỹ năng làm việc nhóm…
Để tối ưu chi phí và thời gian đào tạo, doanh nghiệp có thể tham khảo một số khóa học online trên nền tảng giáo dục trực tuyến Gitiho. Bằng cách cung cấp tài nguyên có sẵn, nhân viên trong công ty sẽ chủ động học tập khi họ có thời gian rảnh và học theo cách của riêng họ.
Doanh nghiệp không nhất thiết phải tổ chức các buổi học trực tiếp hay phải thuê chuyên gia, diễn giả để dạy kỹ năng mềm bởi giảng viên trên Gitiho đều là những người có chuyên môn cao mang đến kiến thức thực tế giúp bạn áp dụng ngay vào công việc.
Dưới đây là báo cáo hoàn thành khóa học của phòng ban B2B tại Gitiho, có thể thấy nhân sự rất tích cực học các khóa kỹ năng mềm, tỷ lệ hoàn thành đều là 100%. Học các khóa kỹ năng mềm không chỉ giúp nhân sự thực hiện công việc tốt hơn mà còn tạo nên một môi trường làm việc tích cực.
Một chương trình đào tạo mà doanh nghiệp nên thực hiện đó là đào tạo ngoại ngữ cho nhân viên Gen Z. Điều này giúp họ phát triển khả năng ngôn ngữ và đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như tạo lợi thế cạnh tranh, tăng khả năng hợp tác đa quốc gia, xây dựng môi trường đa dạng, phát triển tư duy…
Theo một nghiên cứu của Gartner, vào năm 2022, 90% các công ty, doanh nghiệp sẽ sử dụng các công cụ và phần mềm trực quan hóa dữ liệu để hỗ trợ công việc và đưa ra các quyết định, phân tích dữ liệu. Theo khảo sát của Tableau, 74% người dùng các công cụ trực quan hóa dữ liệu cho biết các công cụ này giúp họ làm việc khoa học, hiệu quả hơn.
Trong thời đại công nghệ 4.0, các doanh nghiệp trong các lĩnh vực luôn chú trọng ứng dụng Big Data để phát triển chiến lược kinh doanh của mình. Vì vậy, nếu một nhân viên thành thạo kỹ năng trực quan hóa dữ liệu sẽ giúp họ được trọng dụng và có những thăng tiến trong sự nghiệp.
Để tìm hiểu kỹ năng này, bạn có thể tham khảo khóa học PBIG01 - Tuyệt đỉnh Power BI - Thành thạo trực quan hóa và Phân tích dữ liệu trên nền tảng giáo dục trực tuyến Gitiho giúp bạn biến những dữ liệu thô thành những biểu đồ, bảng thông tin, đồ thị, đồ họa, bảng điều khiển… một cách chuyên nghiệp và trực quan nhất.
Thế hệ Gen Z có những đặc điểm riêng của họ, vì vậy để thành công trong việc triển khai chương trình đào tạo doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm như:
1. Nhân viên Gen Z thích sự linh hoạt
Thế hệ Gen Z đánh giá cao sự linh hoạt khi được làm việc từ xa - một xu hướng đã trở thành chuẩn mực toàn cầu trong bối cảnh đại dịch covid 19. Theo báo cáo từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới, có tới 73% nhân viên mong muốn có thể tùy chọn được làm từ xa. Có thể kết hợp làm việc từ xa, làm việc tại văn phòng để góp phần tạo ra sự hiệu quả trong công việc, giảm thiểu các yếu tố gây sao nhãng, giảm căng thẳng.
2. Hỗ trợ sức khỏe tinh thần
Nhân viên Gen Z mong muốn được làm việc trong môi trường không có sự kì thị, ưu tiên những giá trị tích cực và có sự quan tâm về sức khỏe của tổ chức qua chính sách và chương trình chăm sóc sức khỏe cho nhân viên.
4. Cơ hội phát triển nghề nghiệp
Theo Báo cáo về phúc lợi của nhân viên năm 2021 của Glint, cơ hội học hỏi và phát triển nghề nghiệp là yếu tố mà mọi người định nghĩa môi trường làm việc xuất sắc. Thực hiện các chương trình đào tạo và tái đào tạo có thể mang lại lợi ích cho tất cả các thế hệ nhân viên, giúp họ mở rộng kiến thức và nâng cao kỹ năng, chuyên môn.
Một trong những giải pháp hiện nay được các doanh nghiệp lựa chọn là Gitiho for Leading Business - giải pháp chuyển đổi số hoạt động đào tạo cho doanh nghiệp với nhiều tính năng nổi bật và hiện đại.
Một số doanh nghiệp đã tin tưởng lựa chọn giải pháp của Gitiho:
Với hệ thống học tập LMS Gitiho for Leading Business, doanh nghiệp có thể tải lên các khóa học nội bộ hoặc chọn lọc từ 500+ khóa học trên Gitiho để thực hiện đào tạo cho nhân sự của mình. Ngoài ra, việc thực hiện đo lường tình hình học tập cũng trở nên dễ dàng với các chỉ số có sẵn trên hệ thống.
Xem thêm: Hệ thống LMS là gì? Vai trò của LMS trong đào tạo doanh nghiệp
ĐÀO TẠO NHÂN SỰ GEN Z VỚI GIẢI PHÁP GITIHO FOR LEADING BUSINESS
Phát triển chuyên môn và kỹ năng cho nhân viên Gen Z thông qua việc đào tạo có nghĩa là tổ chức đang đầu tư cho sự phát triển bền vững của mình. Không những bạn có được những nhân viên có năng lực mà còn tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên và thu hút nhiều ứng viên tiềm năng.