Chúng mình thường nhận được nhiều câu hỏi từ các bạn học viên, sinh viên có mong muốn theo đuổi chuyên ngành xuất nhập khẩu rằng: "Học xuất nhập khẩu ra thì làm gì, làm ở đâu? Công việc của một nhân viên xuất nhập khẩu như thế nào?" Bên cạnh đó, hiện nay xuất nhập khẩu cũng đang là ngành mang lại nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho lực lượng lao động ở Việt Nam.
Trong bài viết này, Gitiho sẽ cùng các bạn khám phá câu trả lời cho những thắc mắc này nhé.
XEM NHANH BÀI VIẾT
Nếu bạn là người có khả năng giao tiếp tốt, có ngoại ngữ, có sự năng động và một chút hướng ngoại thì nhân viên kinh doanh Logistics là một ngành tiềm năng dành cho bạn. Tuy nhiên, bạn cũng phải đánh đổi công sức và chịu nhiều áp lực để đạt được những lợi ích cùng mức lương ổn mà vị trí này mang lại.
Nhân viên kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu gồm ba vị trí sau:
Các công ty kinh doanh gạo, cao su, cafe,… bán cho những đối tác nước ngoài thường tuyển dụng vị trí nhân viên kinh doanh này. Nếu bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này, bạn cần phải giỏi ngoại ngữ và biết cách tìm kiếm thông tin, khách hàng cũng như bán hàng trên các trang thương mại điện tử.
Nhân viên kinh doanh tại hãng tàu được coi là công việc có vị trí thăng tiến, thu nhập tốt, tuy nhiên lại có ít nơi tuyển dụng vị trí này. Vị trí này yêu cầu bạn tìm kiếm các công ty Forwarder, gặp khách hàng để chào giá cước tàu. Đối với vị trí này bạn chỉ cần bán và hỗ trợ khách hàng những vấn đề liên quan đến cước tàu.
Nhân viên kinh doanh tại Forwarder sẽ làm những công việc như chào bán cước tàu, phụ trách làm thủ tục Hải quan, tracking, làm trung gian giữa người vận chuyển và hãng tàu,... Công việc này vất vả hơn so với nhân viên kinh doanh hãng tàu vì vậy thu nhập của công việc này cũng ổn hơn khi có nhiều khách hàng.
Công việc của một nhân viên kinh doanh trong ngành Logistics
Thu nhập vị trí sale logistics vào thử việc thì thu nhập cứng trong khoảng 4.000.000 VNĐ - 6.000.000 VNĐ cộng thêm lương doanh số tùy từng vị trí và doanh nghiệp.
Xem thêm: Tìm hiểu về các loại Invoice (hóa đơn) trong Xuất nhập khẩu
Nhân viên chứng từ là vị trí phổ biến trong các doanh nghiệp Logistics, được tuyển dụng số lượng lớn cũng như được nhiều bạn sinh viên quan tâm vì công việc này liên quan mật thiết đến quá trình học tập trên trường.
Vị trí này yêu cầu sự cẩn thận, tỉ mỉ cho việc nhập chứng từ hàng xuất, hàng nhập như làm bill tàu, giấy thông báo hàng đến, packing list,… bởi vì số liệu là khá lớn và dễ gây nhầm lân.
Các doanh ngiệp khác nhau, có những yêu cầu công việc khác nhau như:
Công việc của một nhân viên chứng từ là hoàn thiện bộ chứng từ để hàng hóa xuất nhập khẩu được suôn sẻ. Bên cạnh đó, họ cần tham gia ngay từ khâu lên hợp đồng đến khâu đóng hàng, booking, vận chuyển, làm thủ tục hải quan đến thanh toán (nếu bạn làm trong một công ty nhỏ). Đây được xem là vị trí tổng hợp, vì thế lượng việc bạn phải làm khá nhiều:
Liên lạc, đàm phán, thỏa thuận và ký kết hợp đồng với khách hàng.
Hoàn thành chứng từ xuất nhập khẩu, chứng từ vận chuyển và những thủ tục liên quan đến giao nhận hàng, thanh toán.
Quản lý, theo dõi hợp đồng và các đơn hàng.
Liên lạc với ngân hàng, mở LC.
Lập kế hoạch vận chuyển.
Liên hệ với những hãng tàu, forwarder để lấy booking hay thực hiện các dịch vụ.
Nhân viên chứng từ tại các công ty Forwarder có khối lượng công việc cũng như áp lực từ khách hàng là khá lớn bởi vì công ty Forwarder là nơi cung cấp dịch vụ và cầu nối cho các đối tác.
Vị trí này yêu cầu bạn phải làm việc với khách hàng, đối tác, hoàn tất các thủ tục, giấy tờ trong bộ chứng từ vì thế bạn cần phải có kinh nghiệm, kỹ năng xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Bên cạnh đó, bạn cần có sức khẻo tốt để đối mặt với khối lượng công việc khổng lồ, chạy khắp nơi để làm thủ tục Hải quan.
Công việc của nhân viên chứng từ tại công ty Forwarder như sau:
Ở hãng tàu, nhân viên chứng từ chỉ làm một số công việc chính là làm bill, làm DO, cấp container, cược container
Nhân viên chứng từ tại hãng tàu sẽ làm chuyên về một lĩnh vực, chủ yếu là nhập liệu vào hệ thống để làm bill.
Mức thu nhập cho người mới bắt đầu từ 6.000.000 VNĐ đến 8.000.000 VNĐ, còn với người có kinh nghiệm thì thu nhập thường hơn 10.000.000 VNĐ tùy vào từng doanh nghiệp.
Công việc của một nhân viên thu mua là: Tìm kiếm đối tác, đánh giá chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, chốt đơn và ký hợp đồng.
Bên cạnh đó, nhân viên thu mua cần kết hợp với bộ phận kho và bộ phận kinh doanh để sắp xếp thời điểm vận chuyển hàng về kho.
Công việc này không quá áp lực, thay vào đó bạn còn được đối tác quan tâm, chăm sóc khi ở trong vị trí người mua, khách hàng. Nếu có khó khăn thì chắc đó là áp lực thời gian, ví dụ bạn cần đáp ứng deadline mua nguyên vật liệu cho doanh nghiệp kịp thời sản xuất.
Mức lương khởi điểm cho nhân viên thu mua mới từ: 5.000.000 VND- 8.000.000 VNĐ tùy từng công ty. Với những người đã có kinh nghiệm lương sẽ trả theo thỏa thuận năng lực thực tế của ứng viên.
Công việc của nhân viên Nhập khẩu tương tự như nhân viên thu mua chỉ khác là họ không cần phải đi tìm kiếm nhà cung cấp mà thường trong các công ty, nhân viên Nhập khẩu sẽ làm việc với các nhà cung cấp đối tác ổn định chuyên cung cấp một mặt hàng hoặc nhãn hiệu độc quyền cho doanh nghiệp.
Trách nhiệm cảu một nhân viên Xuất khẩu là làm việc trực tiếp với khách hàng (thường là các khách hàng ổn định, đã từng làm việc) để tư vấn, giải đáp các yêu cầu, thắc mắc của khách hàng và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình xuất khẩu hàng hóa. Công việc của một nhân viên Xuất khẩu chỉ xoay quanh hoạt động xuất khẩu đơn thuần.
Nhân viên Forwarder tức là những người sẽ thay mặt chủ hàng thực hiện mọi bước trong quá trình xuất nhập khẩu từ khai báo Hải quan, hoàn thiện bộ chứng từ đến booking tàu,... và Forwarder sẽ nhận được một khoản phí dịch vụ từ chủ hàng.
Vị trí Forwarder thường được tuyển dụng tại những công ty chuyên về giao nhận vận tải, hỗ trợ việc giao nhận hàng hóa giữa cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước diễn ra nhanh chóng, chính xác hơn.
Vị trí này thường được những công ty, ngân hàng có riêng một phòng thanh toán quốc tế tuyển dụng.
Công việc của một nhân viên thanh toán quốc tế là hỗ trợ khách hàng thực hiện các công việc thanh toán cho lô hàng xuất nhập khẩu. Ví dụ: Mở LC, chuyển TT hay kiểm tra bộ chứng từ hợp lệ.
Để thành công trong vị trí cần bạn cần có kỹ năng tiếng Anh, tin học văn phòng tốt, nằm lòng các kiến thức chuyên ngành xuất nhập khẩu.
Công việc chính của vị trí nhân viên hiện trường là giao nhận bộ chứng từ, nộp thuế, ra cảng, sân bay, cửa khẩu hải quan, chuyển phát hồ sơ thủ tục vì vậy Gitiho khuyên nữ giới hạn chế lựa chọn vị trí này. Bởi vì công việc yêu cầu khá nặng nhọc và đòi hỏi sức khỏe cao.
Xem thêm: Giấy chứng nhận xuất xứ (CO) và giấy chứng nhận chất lượng (CQ) là gì?
Quyền lợi được hưởng, lương thưởng
Thu nhập của hiện trường tại cảng cho người mới bắt đầu thường ở mức: 7.000.000 VNĐ thử việc. Lương + Thưởng xứng đáng theo năng lực, thành tích đạt được và nhiều cơ hội thăng tiến.
Công việc của vị trí nhân viên điều vận đội xe/bãi bao gồm: điều động xe để đóng hàng, nâng hạ và rút hàng khỏi container. Tuy nhiên, công việc này vất vả và không có sự ổn định trong thời gian dài. Hơn nữa công việc này yêu cầu các ứng viên phải thông thuộc về đường xá, xử lý các rắc rối phát sinh nên nhiều nam giới lựa chọn vị trí này hơn.
Vì công việc yêu cầu nhiều khó khăn nên bạn có thể cân nhắc trước khi tham gia ứng tuyển.
Mô tả công việc chi tiết của nhân viên điều phối xe/bãi
Nhân viên hải quan là một vị trí công chức nhà nước vì vậy bạn buộc phải qua cuộc thi tuyển viên chức hải quan. Công việc của một nhân viên hải quan sẽ liên quan đến thuế và những nghiệp vụ hải quan thông quan hàng hóa.
Những nơi tuyển dụng vị trí nhân viên hải quan bao gồm: Trường Hải Quan Việt Nam, Học viện Tài Chính, Cao đẳng Tài chính Hải quan.
Gitiho khuyên bạn nên bắt đầu từ công việc như nhân viên chứng từ, nhân viên hiện trường để nắm rõ nghiệp vụ trước khi làm nhân viên hải quan.
Nhân viên đại diện cho những công ty xuyên quốc gia được coi là một vị trí cấp cao, vì vậy yêu cầu cho vị trí này rát khắt khe.
Để trở thành một người đại diện, bạn phải có đầy đủ những kiến thức chuyên sâu và phải có những yếu tố về phẩm chất cũng như IQ cao. Đây là mục tiêu của rất nhiều người khi làm trong ngành xuất nhập khẩu.
Tóm lại mỗi công việc đều có những yêu cầu riêng biệt. Hãy dựa vào gợi ý công việc của Gitiho để lựa chọn được công việc như ý cho bản thân cũng như học tập những kỹ năng, kiến thức mà công việc yêu cầu để có chỗ đứng trong ngành xuất nhập khẩu nhé!
Xem thêm: Tìm hiểu về Master Bill of Lading (MBL) và House Bill of Lading (HBL) trong Xuất nhập khẩu
Như vậy, Gitiho đã giới thiệu cho bạn các công việc phổ biến của ngành xuất nhập khẩu. Hy vọng bạn lựa chọn được công việc phù hợp với bản thân mình để thỏa sức chìm đắ với đam mê nhé!
Đừng quên theo dõi chúng mình để xem thêm các bài viết bổ ích về xuất nhập khẩu và các kĩ năng chuyên ngành khác nhé!
Nằm lòng kiến thức chuyên ngành xuất nhập khẩu với tệp "Kiến thức nền về Logistics" đính kèm.
Tài liệu kèm theo bài viết