Tất tần tật về Incoterms 2020 mà người làm xuất khẩu phải biết

Nội dung được viết bởi Lê Nguyễn Nhật Phương

Incoterms là viết tắt của International Commercial Terms - Điều khoản Thương mại Quốc tế đã tồn tại từ năm 1936. Các điều khoản này chỉ đơn giản là chỉ định một bên chịu trách nhiệm cho từng giai đoạn trong chuỗi cung ứng khi giao dịch quốc tế xảy ra. Incoterms 2020 là phiên bản mới nhất đang được áp dụng hiện nay. Cùng Gitiho nằm lòng về điều khoản thương mại quốc tế trong bài viết này nhé!

Thực hành nghiệp vụ xuất nhập khẩu - Logistics

Incoterms là gì?

Incoterms là các điều khoản thương mại làm rõ trách nhiệm của tất cả các bên khi vận chuyển sản phẩm từ người bán đến người mua. Các quy tắc giao hàng này liên quan đến luật thương mại quốc tế và cung cấp sự rõ ràng cho tất cả các giao dịch quốc tế bao gồm cả xuất nhập khẩu. Incoterms cũng cung cấp thêm sự rõ ràng về việc phân chia nhiệm vụ, chi phí, rủi ro, bảo hiểm, cước phí vận chuyển, thuế, khai báo, chi phí liên quan và trách nhiệm. Incoterms là một phần thiết yếu của hợp đồng mua bán và được các chính phủ và cơ quan pháp luật trên toàn thế giới chấp nhận.

Incoterms 2020 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020. Đây là phiên bản kế thừa của Incoterms 2010 và có một vài điểm thay đổi đáng kể.


Tất tần tật về Incoterms 2020 mà người làm xuất khẩu phải biết

Các điều khoản Incoterms cho tất cả các phương thức vận tải

Incoterm Ex Works (EXW)

Tất tần tật về Incoterms 2020 mà người làm xuất khẩu phải biết

Incoterm Ex Works (EXW) có nghĩa là "Giao tại xưởng" quy định người mua sẽ nhận hàng tại địa điểm do người bán xác định, đây có thể là công ty, xưởng hoặc nhà kho. 

Bạn có thể sử dụng EXW cho mọi hình thức vận tải (đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không). 

Đề cập trên hợp đồng:

'EXW (địa điểm giao hàng thỏa thuận) Incoterms® 2020'. 

Incoterm Free Carrier (FCA)

Tất tần tật về Incoterms 2020 mà người làm xuất khẩu phải biết

Incoterm Free Carrier (FCA) có nghĩa là "Giao cho người chuyên chở" quy định người bán mang hàng hóa đến một địa điểm xác định trước, nơi người mua hoặc người vận chuyển của người mua đến lấy hàng. 

Có hai loại FCA là: FCA-A và FCA-B.

FCA có thể được sử dụng cho tất cả các hình thức vận tải (đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không). 

Đề cập trên hợp đồng:

'FCA (địa điểm giao hàng thỏa thuận) Incoterms® 2020'.

Incoterm Carriage Paid To (CPT)

Tất tần tật về Incoterms 2020 mà người làm xuất khẩu phải biết

Incoterm Carriage Paid To (CPT) có nghĩa là "Vận chuyển trả tiền cho" trong đó người bán giao hàng cho người vận chuyển của người mua tại một địa điểm đã thỏa thuận. Bên bán thanh toán cước phí vận tải tới điểm đã chỉ định còn bên mua có trách nghiệm thanh toán phí bảo hiểm. Mọi rủi ro về hàng hóa chuyển từ bên bán sang bên mua khi hàng hóa được giao cho bên vận tải đầu tiên. Điều kiện này thường được sử dụng trong vận chuyển container. 

CPT có thể được sử dụng cho tất cả các hình thức vận tải (đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không). 

Đề cập trên hợp đồng:

'CPT (địa điểm giao hàng thỏa thuận) Incoterms® 2020'. 

Incoterm Carriage and Insurance Paid To (CIP)

Tất tần tật về Incoterms 2020 mà người làm xuất khẩu phải biết

Incoterm Carriage and Insurance Paid To (CIP) có nghĩa là "Cước phí và phí bảo hiểm trả cho" giống như CPT, CIP Incoterms 2020 bổ sung bảo hiểm vận chuyển bắt buộc cho người mua. Điều này thường được sử dụng trong vận chuyển container. 

CIP có thể được sử dụng cho tất cả các hình thức vận tải (đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không). 

Đề cập trên hợp đồng:

'CIP (địa điểm giao hàng thỏa thuận) Incoterms® 2020'. 

Xem thêm: Sự khác biệt giữa điều kiện CIF và CIP trong Incoterm 2020 là gì?

Incoterm Delivered At Place (DAP)

Tất tần tật về Incoterms 2020 mà người làm xuất khẩu phải biết

Delivered At Place (DAP) có nghĩa là "Giao hàng tận nơi" trong đó người bán sắp xếp vận chuyển đến địa điểm nhận hàng và chịu trách nhiệm về rủi ro mất mát, hư hỏng cho đến khi giao hàng cho người mua (không bao gồm việc dỡ hàng). Người bán nên có bảo hiểm vận chuyển hàng hóa vì rủi ro của người bán trong trường hợp này là rất cao.

DAP có thể được sử dụng cho mọi hình thức vận tải (đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không). 

Đề cập trên hợp đồng:

'DAP (địa điểm giao hàng thỏa thuận) Incoterms® 2020'. 

Incoterm Delivered at Place Unloaded (DPU)

Tất tần tật về Incoterms 2020 mà người làm xuất khẩu phải biết

Incoterm Delivered at Place Unloaded (DPU) nghĩa là "Giao tại nơi dỡ hàng" cũng giống như DAP, người bán chịu mọi chi phí và rủi ro cho việc vận chuyển đến nơi nhận hàng của người mua. Nhưng sự khác biệt là việc dỡ hàng cũng được bao gồm cho người bán. Vì vậy, việc có bảo hiểm vận chuyển hàng hóa cho người bán là vô cùng quan trọng.

DPU có thể được sử dụng cho mọi hình thức vận tải (đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không). 

Đề cập trên hợp đồng:

'DPU (địa điểm giao hàng thỏa thuận) Incoterms® 2020'. 

Incoterm Delivered Duty Paid (DDP)

Tất tần tật về Incoterms 2020 mà người làm xuất khẩu phải biết

Incoterm Delivered Duty Paid (DDP) có nghĩa là "Giao hàng đã nộp thuế" trong đó người bán vận chuyển hàng hóa đến địa điểm đến đã thỏa thuận với người mua. Người bán chịu trách nhiệm về các chi phí, rủi ro, thông quan và thanh toán thuế nhập khẩu và / hoặc thuế GTGT nhập khẩu cho đến khi hàng hóa được giao cho bên mua hàng. Trong khi người mua phải chịu chi phí bốc dỡ hàng khi hàng đã vận chuyển đến nơi nhận. Vì vậy, trong trường hợp DDP người bán cũng nên có bảo hiểm vận chuyển hàng hóa.

DDP có thể được sử dụng cho mọi hình thức vận tải (đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không). 

Đề cập trên hợp đồng:

'DDP (địa điểm giao hàng thỏa thuận) Incoterms® 2020'. 

4 danh mục của điều khoản Incoterms 2020

11 điều khoản khác nhau được chia thành bốn nhóm khác: E, F, C và D. Sự khác biệt giữa các nhóm này dựa trên địa điểm giao hàng và trách nhiệm đối với các chi phí và rủi ro của các bên. Việc chia nhỏ hơn điều kiện cho mỗi nhóm liên quan đến các tình huống khác nhau. 

Incoterms Nhóm E (EXW)

Trong nhóm E (Ex-works), trách nhiệm được đặt lên vai người mua. Người bán đảm bảo việc giao hàng cho người mua tại nơi đến đã thỏa thuận. 

Incoterms Nhóm F (FCA, FAS và FOB)

Trong Incoterms nhóm F, người bán có trách nhiệm giao hàng theo phương thức vận chuyển đã thỏa thuận trước. Sau đó, người mua chịu trách nhiệm về chi phí và rủi ro. 

Xem thêm: Những lưu ý về Incoterm và điều kiện loại E, F trong Incoterm

Incoterms Nhóm C (CFR, CIF, CPT và CIP)

Trong Incoterms nhóm C, người bán chịu mọi chi phí cho đến điểm đích. Một khi hàng hóa được chuyển sang phương tiện vận chuyển, người mua phải chịu trách nhiệm về những rủi ro.

Incoterms Nhóm D (DPU, DAP và DDP)

Trong nhóm D của Incoterms, mọi thứ đều liên quan đến điểm đến. 

Tôi nên sử dụng điều khoản Incoterms nào?

Để chọn đúng điều khoản, có một số điểm cần xem xét thông qua ba câu hỏi khác nhau mà bạn có thể tự hỏi: 

1. Hàng hóa sẽ được vận chuyển như thế nào?

Ở đây có hai khả năng: Vận chuyển ở bất kỳ hình thức vận tải nào (vận tải đường bộ, vận tải đường sắt, vận tải hàng không và vận tải đa phương thức) hoặc chỉ vận chuyển bằng đường biển và đường thủy nội địa. 

  • Đối với tất cả hình thức vận chuyển, bạn chọn giữa EXW, FCA, CPT, CIP, DPU, DAP và DDP. 
  • Bạn có thể lựa chọn giữa FAS, FOB, CFR và CIF để vận chuyển bằng đường biển và đường thủy nội địa. 

 

Không

Vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không hay đa phương thức?

EXW, FCA, CPT CIP,

DPU, DAP, DDP,

FAS, FOB, CFR, CIF


2. Mối quan hệ của bạn với bên còn lại/khách hàng là gì? 

Bạn có thể lựa chọn mối quan hệ lâu dài hoặc chỉ hợp tác, giao hàng một lần. 

  • Đối với mối quan hệ một lần, tốt nhất nên chọn điều kiện F.
  • Trong trường hợp quan hệ lâu dài, tốt nhất bạn nên chọn điều kiện C hoặc D. 

 

 

 Vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không hoặc đa phương thức

 

Vận tải đường biển

Mối quan hệ lâu dài

CPT, CIP, DPU, DAP, DDP

CFR, CIF

Giao hàng một lần

FCA

FAS, FOB


3. Bạn muốn có bao nhiêu quyền kiểm soát quy trình vận chuyển? 

Nếu bạn muốn kiểm soát hoàn toàn quy trình hải quan xuất nhập khẩu, cách tốt nhất là tránh điều kiện nhóm E.

 

Không

Bạn có muốn kiểm soát hoàn toàn quy trình của khách hàng không?

Theo các phương thức của câu 2

EXW

Làm thế nào để sử dụng Incoterms đúng?

Incoterms được tạo ra để kết hợp vào hóa đơn thương mại. Bằng cách đó, cả hai bên biết mình phải làm gì, nghĩa vụ và rủi ro của mình. Bạn có thể tham khảo rõ ràng một điều khoản trong hóa đơn thương mại hoặc các điều khoản và điều kiện chung. Bằng cách tuyên bố các điều khoản và điều kiện chung này để áp dụng cho các thỏa thuận sau đó.

Do đó, rất tiện lợi khi sử dụng Incoterms thay vì đưa mọi thứ riêng biệt vào hóa đơn thương mại. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng Incoterms riêng lẻ không ràng buộc về mặt pháp lý, trong khi hóa đơn thương mại thì có. Incoterms cũng không nói gì về chuyển nhượng tài sản, đây cũng là một phần riêng biệt mà bạn phải lưu ý trong hóa đơn thương mại.

Một sai lầm thường mắc phải khi sử dụng Incoterms là tên của địa điểm. Khi sử dụng Incoterms phải luôn thêm địa điểm sẽ tiến hành giao hàng vào sau các điều kiện của Incoterm. Nếu không đúng như vậy, thì điều khoản không hoàn chỉnh. Ví dụ: FOB Hải Phòng, CIF Hai Phong Port

Sự khác biệt giữa Incoterms 2010 và Incoterms 2020

Thay đổi các quy tắc vận đơn trên tàu trong FCA của Incoterm

Trong phiên bản 2010, FOB thường được sử dụng cho các chuyến hàng đóng trên container. Vấn đề của điều này là người bán mất quyền kiểm soát khi container đến cảng xuất khẩu, trong khi người bán chịu mọi rủi ro và chi phí.

Điều khoản của Incoterms 2020 đưa ra thêm một lựa chọn trong FCA của người bán để cho người bán có quyền nhận vận đơn trên tàu, điều này làm giảm rủi ro cho việc hủy bỏ không lường trước được.

Chi phí được đề cập rõ ràng hơn

Sự khác biệt thứ hai là việc liệt kê các chi phí trong điều khoản. Trong Incoterms 2010, chúng được liệt kê cho từng mục riêng biệt. Còn với Incoterms 2020, điều này vẫn được duy trì và bên cạnh đó chúng sẽ được liệt kê trong điều A9 cho người bán và điều B9 cho người mua, một danh sách bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến các quy tắc Incoterms.

Thay đổi CIF và CIP trong điểm bảo hiểm

Trong CIF của Incoterms, điều khoản liên quan đến bảo hiểm vẫn giữ nguyên. Bảo hiểm được mua bởi người bán, tuân theo các yêu cầu tối thiểu của Điều khoản hàng hóa loại C.

Đối với quy tắc CIP được quy định rằng giờ đây người bán có nghĩa vụ mua bảo hiểm bao gồm mọi rủi ro và tuân thủ Điều khoản hàng hóa loại A.

Sử dụng phương tiện vận chuyển riêng trong FCA, DAP, DPU và DDP

Các điều khoản trong Incoterms 2020 cho phép hình thành hợp đồng vận chuyển và sắp xếpvận tải mà không có sự can thiệp của bên thứ ba.

DAT (Giao tại nhà ga) đã thay đổi thành DPU (Giao tại địa điểm dỡ hàng)

DAT viết tắt của Delivered at Terminal đã được đổi thành DPU viết tắt của Delivered at Place Unloaded. Điều này có nghĩa là, kể từ bây giờ, việc giao hàng DAT có thể diễn ra không chỉ tại một nhà ga mà còn ở bất kỳ địa điểm nào khác.

Đề cập đến các yêu cầu an toàn

Khi các yêu cầu về an toàn vận chuyển ngày càng trở nên quan trọng, một tài liệu tham khảo rõ ràng về các nghĩa vụ và chi phí liên quan đến an toàn đã được thêm vào trong Incoterms 2020.

Ghi chú giải thích cho người dùng

Cuối cùng, ghi chú hướng dẫn của Incoterms 2010 đã được thay thế bằng ghi chú giải thích dành cho người dùng của Incoterms 2020. Điều này nhằm đưa người dùng đi đúng hướng trong việc lựa chọn đúng quy tắc của Incoterms cho một giao dịch cụ thể.

Xem thêm: Điều kiện CIF (Chi phí, Bảo hiểm và Cước phí) trong Incoterm 2020

Kết luận

Trong bài viết trên, Gitiho đã cùng bạn khám phá tất tần tật về nội dung, hình thức cũng như các điều khoản quy định trong Incoterms 2020. Hy vọng bạn đã hiểu rõ và áp dụng thành công cho công việc của mình. Đừng quên theo dõi chúng mình để xem thêm các bài viết bổ ích về xuất nhập khẩu và các kĩ năng chuyên ngành khác nhé!

Nằm lòng kiến thức chuyên ngành xuất nhập khẩu với tệp "Kiến thức nền về Logistics" đính kèm.

Tài liệu kèm theo bài viết

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông