XUẤT NHẬP KHẨU VÀ LOGISTICS: Giống và khác nhau thế nào?

Nội dung được viết bởi Nhật Phương Lê Nguyễn

Xuất Nhập Khẩu và Logistics đang trở nên phổ biến có sự phát triển vượt bậc tại Việt Nam. Ngày càng có nhiều người mong muốn theo đuổi ngành Xuất Nhập Khẩu hoặc Logistics. Tuy nhiên không phải ai trong số đó cũng phân biệt rõ được sự khác nhau của hai ngành này. Hãy cùng Gitiho.com tìm hiểu những điểm đặc trưng và sự khác biệt giữa Xuất Nhập Khẩu và Logistics nhé!

Xem thêm: Khóa học thực hành nghiệp vụ xuất nhập khẩu và logistics

Khái niệm Xuất Nhập Khẩu và Logistics

Xuất Nhập Khẩu là gì?

 

XUẤT NHẬP KHẨU VÀ LOGISTICS: Giống và khác nhau thế nào?

Theo Luật Thương Mại Việt Nam, xuất khẩu, nhập khẩu và xuất nhập khẩu tại Việt Nam được định nghĩa như sau: 

“Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

Xuất nhập khẩu là “hoạt động mua, bán hàng hóa của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hóa, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa.” 

Tóm lại, Xuất Nhập Khẩu là khâu cơ bản của hoạt động ngoại thương, là nghiệp vụ chính trong hoạt động thương mại của quốc gia.

Logistics là gì?

XUẤT NHẬP KHẨU VÀ LOGISTICS: Giống và khác nhau thế nào?

Cũng theo Luật Thương Mại Việt Nam, Logistics được định nghĩa như sau:

“Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”

Tóm lại, Logistics là quá trình lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa hay thông tin liên quan tới nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ.

Sự khác biệt giữa Xuất Nhập Khẩu và Logistics

Về phạm vi hoạt động

Xuất Nhập Khẩu là những hoạt động bắt buộc có yếu tố quốc tế. Còn Logistics bao gồm cả hoạt động có yếu tố quốc tế và cả hoạt động nội địa trong nước.

Về nội dung công việc

Công việc của Xuất Nhập Khẩu bao gồm: 

  • Nghiên cứu lựa chọn thị trường và đối tác xuất khẩu/nhập khẩu
  • Lựa chọn hình thức xuất khẩu/ nhập khẩu của các doanh nghiệp
  • Xây dựng giá hàng xuất khẩu/ Xác định nhu cầu và chi phí nhập khẩu
  • Lập phương án kinh doanh/ Đàm phán, kí kết hợp đồng nhập khẩu
  • Tổ chức xuất khẩu hàng hóa/Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu.

Còn nội dung công việc của LOGISTICS bao gồm: 

  • Customer Services – Dịch vụ khách hàng
  • Demand Forecasting/Planning – Dự báo nhu cầu
  • Inventory Management – Quản trị hàng tồn kho
  • Materials Management – Quản trị nguồn nguyên liệu
  • Order Processing – Xử lý đơn hàng
  • Packaging – Đóng gói hàng hóa
  • Plant and warehouse Site Selection – Lựa chọn vị trí
  • Procurement – Thu mua (rộng hơn Purchasing – chỉ là mua theo đơn hàng)
  • Transportation management – Quản trị Vận tải (inland trucking và international transport)
  • Customs Clearance – Thông quan Hải Quan(các công ty Việt Nam đang làm Customs brokerage, đại lý hải quan và khai thuê hải quan)
  • Freight booking and Container Coordinator – book cước và điều vận container (air freight, ocean freight, trucking…)
  • Warehousing and Storage Management – Quản trị kho hàng
  • Logistics Information System – Hệ thống thông tin Logistics (ứng dụng IT, high-tech)
  • Reverse Logistics – Logistics ngược
  • Vendor monitoring- quản trị nhà cung cấp đầu vào(đặc biệt với các công ty đa quốc gia có chuỗi logistics riêng cho mình như Nike, Adidas, Samsung…)

Về vai trò

Xuất Nhập Khẩu có vai trò như sau:

Xuất khẩu:

  • Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu.
  • Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước.
  • Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu vào cho sản xuất, khai thác tối đa sản xuất trong nước

Nhập khẩu:

  • Nhập khẩu thúc đẩy nhanh quá trình sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
  • Bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo một sự phát triển cân đối ổn định.khai thác đến mức tối đa tiềm năng và khả năng của nền kinh tế vào vòng quay kinh tế.
  • Nhập khẩu đảm bảo đầu vào cho sản xuất tạo việc làm ổn định cho người lao động góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân.
  • Nhập khẩu có vai trò tích cực thúc đẩy xuất khẩu góp phần nâng cao chất lượng sản xuất hàng xuất khẩu ,tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoá ra thị trường quốc tế đặc biệt là nước nhập khẩu.

Còn đây là vai trò của Logistics: 

  • Giúp giải quyết cả đầu vào lẫn đầu ra cho doanh nghiệp một cách hiệu quả, tối ưu hoá quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ…
  • Nâng cao hiệu quả trong quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, phân phối hàng hoá, gia tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
  • Tạo ra những lợi ích về thời gian và địa điểm cho việc phân phối và tiêu dùng sản phẩm trong bối cảnh thị trường tiêu thụ và nguồn cung ứng ngày càng có khoảng cách xa về địa lý của xu hướng toàn cầu hoá hiện nay.
  • Giúp doanh nghiệp vận chuyển hàng hoá và đáp ứng dịch vụ cho khách hàng hiệu quả, nhanh chóng. Việc xây dựng những phương án tối ưu trong dự trữ, vận chuyển, mua hàng… và sự phát triển của hệ thống thông tin hiện đại sẽ là những điều kiện tốt để đưa hàng hoá đến nơi khách hàng yêu cầu nhanh nhất.
  • Tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh qua việc bán hàng ở mức chi phí thấp hơn nhờ vào hệ thống Logistics hiệu quả. Uy tín của doanh nghiệp cũng được nâng cao với việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở mức độ tốt và hoàn thiện hơn.

Qua những điểm trên, chúng ta cũng đã có thể thấy được đặc trưng riêng cũng như sự khác biệt giữa Xuất Nhập Khẩu và LOGISTICS. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận, Logistics và Xuất Nhập Khẩu có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời. 

Xem thêm: Quản lý chuỗi cung cứng và Logistics: Giống và khác nhau thế nào?

Mối quan hệ giữa Xuất Nhập Khẩu và LOGISTICS

XUẤT NHẬP KHẨU VÀ LOGISTICS: Giống và khác nhau thế nào?

Xuất nhập khẩu và Logistics là hai khái niệm có liên quan mật thiết với nhau và không thể tách rời. Nếu như mục đích của Xuất nhập khẩu là đưa hàng hóa ra thị trường quốc tế thì Logistics là một chuỗi các hoạt động từ vận chuyển, kho bãi nhằm đưa hàng hóa từ người bán đến người mua. Có Logistics thì hàng hóa trong hoạt động xuất nhập khẩu mới đến được tay người mua.

Cho nên có thể nói, không có Logistics thì không thể thực hiện hoạt động Xuất nhập khẩu. Đối với Logistics, nếu không có nhu cầu đưa hàng hóa từ tay người bán đến tay người mua, thì Logistics cũng không có ý nghĩa gì. Và vì vậy, hoạt động Xuất nhập khẩu về thực chất đang là một trong những bộ phận không thể thiếu giúp thúc đẩy và vận hành Logistics và ngược lại.

Xem thêm: So sánh các hình thức Logistics 1PL, 2PL, 3PL, 4PL, 5PL

Cơ hội việc làm của ngành Xuất Nhập Khẩu và Logistics

Cơ hội việc làm ngành Xuất Nhập Khẩu:

XUẤT NHẬP KHẨU VÀ LOGISTICS: Giống và khác nhau thế nào?

Khi trở thành một chuyên viên xuất nhập khẩu, bạn có thể cân nhắc rất nhiều vị trí làm việc trong ngành:

Nhân viên mua hàng (Purchasing Officer): Làm việc với nhà cung cấp (qua Internet và các nguồn thông tin khác); phân tích Báo giá nhận được, dự toán các chi phí nhập khẩu (phí vận tải, thuế nhập khẩu…) ; soạn thảo Hợp đồng ngoại thương (Purchase Order); chuẩn bị các chứng từ thanh toán ( mở L/C, chuyển tiền..); thực hiện các công việc cần thiết về vận tải (liên hệ Forwarder, …)…

Nhân viên Nhập Khẩu (Import Executive): Công việc tương tự 1 Purchasing Official nhưng đa số nhân viên Nhập khẩu đơn thuần không phải tìm kiếm nhà cung cấp; thường làm việc trong các công ty kinh doanh ít mặt hàng và có nhà cung cấp ổn định, các công ty phân phối độc quyền 1 nhãn hiệu nào đó…

Nhân viên Sales – Xuất nhập khẩu: Công việc của 1 Nhân viên Sales tương tự như Sales nội địa nhưng phải tìm kiếm và giao dịch với khách hàng nước ngoài.  – Phải thực hiện các công việc để xuất khẩu hàng như (thuê vận tải, mở TK xuất khẩu, xin C/O…. )

Nhân viên Xuất khẩu (Export Executive): Công việc tương tự như Nhân viên Sales Xuất nhập khẩu nhưng không phải tìm kiếm khách hàng do công ty đã có đầu ra ổn định. Nhân viên này chỉ thực hiện các công việc liên quan đến xuất khẩu đơn thuần.

Nhân viên chứng từ: Các nhân viên chứng từ có thể làm việc trong bộ phận chứng từ thuộc Phòng xuất nhập khẩu của 1 công ty lớn (chỉ chịu trách nhiệm soạn thảo chứng từ Xuất nhập khẩu). Đa số nhân viên chứng từ làm việc trong các công ty forwarder, các công ty dịch vụ khai báo Hải quan (chịu trách nhiệm chuẩn bị mọi chứng từ liên quan đến việc thông quan để nhân viên khác đi làm việc với Hải quan).

Nhân viên Xuất nhập khẩu hiện trường: Đây là những người trực tiếp đi đến các kho bãi, cảng hàng không, cảng biển để làm các thủ tục thông quan và nhận hàng từ các công ty vận tải. Nhân viên hiện trường thường làm việc nhiều nhất cho các công ty forwarder, các công ty dịch vụ khai báo Hải quan.

Nhân viên Phòng Thanh toán Quốc tế tại Ngân hàng: Những nhân viên này phải có kiến thức chủ yếu trong mảng Thanh toán quốc tế, hiểu các quy định, các chuẩn mực trong Thanh toán quốc tế giữa các ngân hàng, giữa ngân hàng và khách hàng.

Nhân viên tại Văn phòng Đại diện của các công ty đa quốc gia.

Cơ hội việc làm ngành Logistics

XUẤT NHẬP KHẨU VÀ LOGISTICS: Giống và khác nhau thế nào?

Vị trí cho kỹ sư mới tốt nghiệp rất đa dạng gồm nhân viên phân tích và hoạch định nhu cầu khách hàng. 

Bao gồm:

  • Nhân viên hoạch định sản xuất
  • Nhân viên thu mua
  • Quản trị nguyên vật liệu
  • Nhân viên/ nhà quản trị tồn kho, nhân viên/ nhà quản trị kho bãi
  • Vận tải, phân phối
  • Chuyên viên tư vấn và phân tích

Về sự nghiệp lâu dài sẽ thăng tiến lên vị trị cấp cao như nhà quản trị logistics, nhà quản trị dự án, nhà quản trị thông tin trên chuỗi, giám đốc sản xuất hay quản lý vùng…

Tổng kết

Trên đây là những kiến thức căn bản về Xuất Nhập Khẩu và LOGISTICS. Gitiho.com hi vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm những kiến thức cần thiết để nắm được đặc trưng và phân biệt được sự khác nhau giữa 2 ngành nghề có mối liên quan mật thiết này. 

Bên cạnh đó, Gitiho.com cũng cung cấp những khóa học bổ ích và đa dạng nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu sâu hơn về nhóm ngành Xuất Nhập Khẩu và Logistics. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết và khóa học tiếp theo của Gitiho.com!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông