Học hỏi cách Google - Công ty công nghệ hàng đầu đào tạo nhân viên và tạo ra văn hóa học tập tích cực

Nội dung được viết bởi Thái Minh

Google là một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới, đạt đến thành công mà có lẽ rất ít công ty có thể chạm tới được. Google sở hữu hệ sinh thái đa dạng bao gồm Gmail, Youtube, Google Maps, Google Drive, Google Search, Google Meet… và rất nhiều sản phẩm khác phục vụ nhu cầu của con người. Để phát triển nhanh chóng và đạt được những thành tựu nổi bật, Google không chỉ tập trung vào chiến lược kinh doanh của mình mà còn chú trọng đầu tư mạnh mẽ vào chiến lược đào tạo nhân sự

Vậy liệu bạn có thắc mắc, tại sao Google lại đầu tư rất lớn cho hoạt động đào tạo trong khi họ cũng đã mất rất nhiều công sức và thời gian để tuyển những nhân tài? Và họ làm thế nào để xây dựng được văn hóa học tập của riêng họ. Theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Tại sao Google đầu tư rất lớn cho hoạt động đào tạo?

Thứ nhất, Mỗi nhân viên khi đến làm việc cho Google họ đều mang trong mình những văn hóa riêng với những suy nghĩ, quan điểm khác nhau. Vì vậy, để “cài đặt văn hóa Google” cho mỗi nhân viên thì đào tạo là điều cần thiết. Khi được đào tạo bài bản, nhân viên sẽ hiểu và thấm nhuần các giá trị cốt lõi, hiểu được tầm nhìn sứ mệnh và những giá trị mà Google đang theo đuổi. Điều này cũng đảm bảo tất cả nhân viên có cách hành xử giống nhau, nhất quán trong cách làm việc, tuân theo các giá trị cốt lõi và cùng nhau nỗ lực để đạt được mục tiêu. 

Thứ hai, mặc dù những nhân viên được Google chiêu mộ đều là những người tài năng nhưng họ không phải là người có thể biết hết mọi thứ. Hơn nữa, triết lý học tập liên tục ("học, học nữa, học mãi") luôn được Google thúc đẩy và khuyến khích nhân viên. Những chiến lược đào tạo ngang hàng, cố vấn là cách hiệu quả để mỗi nhân viên có thể học hỏi lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức để cùng nhau tốt lên. 

Tiếp đến, môi trường công nghệ luôn thay đổi nhanh chóng theo từng ngày đòi hỏi nhân viên phải tiếp tục cập nhật và phát triển kỹ năng mới trong lĩnh vực của mình. Các hoạt động đào tạo định kỳ và cung cấp kiến thức kịp thời từ những chuyên gia, người có kinh nghiệm giúp Google xây dựng và bồi đắp một lượng lớn nhân sự đủ năng lực để sẵn sàng đối phó với các thách thức mới trong công việc. 

Việc đầu tư vào đào tạo của Google chính là chìa khóa xây dựng môi trường làm việc tích cực, hình thành nên đội ngũ nhân viên luôn sẵn sàng học hỏi để góp phần phát triển tổ chức. Đồng thời, đây cũng là cách đảm bảo nhân viên thích nghi với môi trường công nghệ thay đổi nhanh chóng, duy trì sự cam kết và hạnh phúc, thu hút giữ chân nhân tài. 

Văn hóa của Google luôn được đánh giá cao
Văn hóa của Google luôn được đánh giá cao

Google đào tạo nhân viên theo những triết lý học tập nào?

Trong hoạt động đào nhân sự, có 4 trụ cột quan trọng giúp cho Google đạt được thành công đó là:

1. Việc học là một quá trình: Việc học là một quá trình liên tục, lặp lại và thường xuyên. Ở Google, các chương trình đào tạo không phải là sự kiện, diễn ra ngày 1, ngày 2 mà nó là một quá trình không bao giờ kết thúc và cần được liên tục nâng cao.

2. Việc học phải diễn ra trong thực tế: Google thúc đẩy việc học phải áp dụng vào công việc thực tế. Họ tin rằng việc học hiệu quả nhất là khi nhân viên có thể áp dụng kiến thức và kỹ năng vào công việc hằng ngày của mình. 

3. Việc học là trải nghiệm cá nhân: Google coi việc học là một trải nghiệm cá nhân hóa, nơi mà mỗi nhân viên có cơ hội phát triển theo cách riêng của họ. Họ cũng rất khuyến khích sự đa dạng và linh hoạt trong việc học của nhân viên. 

4. Việc học mang tính xã hội: Google thúc đẩy việc học thông qua tương tác, thảo luận, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm lẫn nhau. Vì vậy, Google đã tạo ra môi trường học tập xã hội, nơi mà nhân viên thoải mái chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình học và làm việc. Ví dụ như phương pháp học tập ngang hàng G2G đã giúp nâng cao năng lực, mở rộng kiến thức cho hầu hết nhân viên Google. 

“Phát triển kỹ năng” tại Google được đánh giá cao
“Phát triển kỹ năng” tại Google được đánh giá cao

4 chương trình đào tạo của Google mà công ty nào cũng cần học tập

1. Chương trình đào tạo G2G (Googler-to-Googler)

Mỗi doanh nghiệp đều sử dụng chiến lược đào tạo riêng phù hợp với những đặc điểm, văn hóa, con người của doanh nghiệp đó. Và Google cũng vậy, công ty công nghệ hàng đầu thế giới đã sử dụng mạng lưới nhân viên G2G (Googler-to-Googler) để đào tạo nhân viên của mình

Chiến lược đào tạo này bắt nguồn từ vào mùa hè năm 2007 tại Dublin, năm đó Google tuyển dụng rất nhiều nhân sự mới cho bộ phận sale nhưng lại chỉ có 3 nhân sự đào tạo. Với khối lượng nhân viên lớn như vậy đặt ra một thách thức là làm sao để hướng dẫn tất cả người mới cùng lúc. 

Lúc này, nhóm L&D đã có ý tưởng đó là cho phép một số nhân viên xuất sắc tạm thời tham gia vào chương trình đào tạo nhân viên mới. Kết quả là khóa đào tạo kết thúc đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực và nhân viên mới rất hài lòng về khóa học này. 

Bởi khi được hướng dẫn và học tập từ những nhân viên giỏi nhất trong công ty, chắc chắn nhân viên mới sẽ nhanh hòa nhập và làm quen với công việc, những kiến thức được truyền tải đều là những kiến thức thực tế. 

Dựa vào đó, bộ phận L&D đã triển khai rộng rãi chương trình đào tạo này cho các bộ phận khác, gọi là Đào tạo ngang hàng, giữa nhân viên với nhân viên. 

Và đây là cách Google triển khai chương trình đào tạo G2G: 

Nhân viên tại Google có thể tự đề cử bất kỳ chủ đề nào mà họ muốn học từ kiến thức chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo, giao tiếp, quản lý đến những kiến thức trong cuộc sống như nuôi dạy con cái, đối nhân xử thế, thiền, yoga… 

Các giảng viên (nhân viên) sẽ được bộ phận L&D hướng dẫn cách để tổ chức một buổi đào tạo. 

Bộ phận L&D sẽ cung cấp hệ thống e-Learning (LMS) để theo dõi tiến độ học tập của giảng viên, lớp học hay các chỉ số khác nhau tỷ lệ hoàn thành khóa đào tạo, số giờ đào tạo, điểm kiểm tra… 

Nhân viên Google chia sẻ về hoạt động đào tạo
Nhân viên Google chia sẻ về hoạt động đào tạo 

Vào năm 2018, một cuộc khảo sát nội bộ cho thấy rằng hơn 6000 nhân viên trên toàn công ty đã tình nguyện làm giảng viên thông qua mạng lưới nhân viên với nhân viên của Google. Họ sẵn sàng truyền đạt kiến thức chuyên môn của mình thông qua các buổi hội thảo, cuộc trò chuyện trực tuyến, hỗ trợ việc làm. 

Học hỏi cách Google - Công ty công nghệ hàng đầu đào tạo nhân viên và tạo ra văn hóa học tập tích cực
Chia sẻ của nhân viên Google khi được trở thành huấn luyện viên trong chương trình G2G
Chia sẻ của nhân viên Google khi được trở thành huấn luyện viên trong chương trình G2G

2. Những khóa học Thì thầm Whisper Courses

Google thiết kế những bài học ngắn theo dạng microlearning để thúc đẩy việc học của nhân viên. Lý do có khóa học này là bởi vì Google nhận thấy rằng phần lớn các thông tin, kiến thức được học trong các khóa học trước đây đều bị lãng quên và nhân viên nhớ được rất ít kiến thức trong khóa học. Do vậy, thay vì tổ chức các khóa đào tạo dài hàng tiếng đồng hồ, bộ phận đào tạo sẽ thiết kế những khóa học theo hình thức micro-learning. 

Xem thêm: Ứng dụng đường cong lãng quên trong hoạt động đào tạo giúp người học nhớ lâu kiến thức

Khóa học có tên là Whisper Course, là một chuỗi email và mỗi email chứa một gợi ý đơn giản (gọi là “lời thì thầm”) để các nhà quản lý thử nghiệm trong các buổi meeting 1-2 hoặc các cuộc họp nhóm. Trong 10 tuần, các nhà quản lý có thể gia tăng an toàn tâm lý trong đội của họ bằng cách thử những gợi ý này. 

3. Chương trình Guru+

Bên cạnh chiến lược đào tạo học hỏi từ đồng nghiệp, Google đã phát triển một chương trình mang tên Career Guru, mục đích là cho phép nhân viên được học hỏi và phát triển bản thân từ chuyên gia và lãnh đạo hàng đầu trong công ty. Các chương trình đào tạo từ những quản lý, lãnh đạo cấp cao cung cấp tư vấn sự nghiệp 1:1, giúp nhân viên phát triển kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý và xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp lâu dài. 

Có rất nhiều chủ đề để bàn bạc, thảo luận, điển hình là khả năng lãnh đạo, quản lý hay chuyên môn. Nhân viên có thể nói với những giảng viên rằng “Hiện tại, tôi đang gặp khó khăn trong việc này và tôi không biết mình nên và phải làm gì?”. Dựa vào đó, giảng viên sẽ hiểu được nhân viên đang gặp khó khăn ở đâu và giúp họ cải thiện năng lực của mình. 

Vậy Google đã triển khai chương trình này như thế nào? 

Những nhân sự quản lý, lãnh đạo cấp cao tự đề cử trở thành một giảng viên tự nguyện (coaching). 

Bộ phận đào tạo hướng dẫn đội ngũ giảng viên nội bộ cách để giảng dạy hoặc thiết kế các bài giảng. 

Nhân viên tham gia sử dụng Google Meet để đặt lịch và tiến hành các buổi coaching. 

Nhân viên có thể để lại đánh giá, phản hồi sau mỗi buổi học. 

Nếu giảng viên nhận được trên 3 phản hồi không tốt thì họ sẽ được đào tạo bổ sung. 

4. Chương trình đào tạo Cộng đồng Lập trình viên Google 

Không chỉ thực hiện các chương trình đào tạo nội bộ, Google còn tạo ra một cộng đồng mở cho các lập trình viên, là nơi mà nhân sự nội bộ có thể tương tác với các lập trình viên bên ngoài hoặc các end users (người dùng cuối). Bằng cách này, nhân viên Google có thể học hỏi kinh nghiệm bên ngoài và dễ dàng tham khảo các trường hợp sử dụng công nghệ của Google trong thực tế và thu thập phản hồi của người dùng. 

Chương trình Cộng đồng Lập trình viên nhận được nhiều phản hồi tích cực
Chương trình Cộng đồng Lập trình viên nhận được nhiều phản hồi tích cực

Bài học đào tạo nhân viên từ “gã khổng lồ” Google 

Những chiến lược đào tạo của Google là một cái nhìn sâu sắc vào cách mà một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới đã xây dựng và duy trì một văn hóa làm việc sôi nổi, không ngừng khuyến khích nhân viên phát triển không ngừng:

Xây dựng đội ngũ giảng viên nội bộ là điều quan trọng trong chiến lược quản lý nhân tài

Laszlo Bock, cựu CHRO của Google đã từng nói rằng: “Cho nhân viên cơ hội giảng dạy, hướng dẫn người khác đồng nghĩa với việc đem đến cho họ mục đích. Ngay cả khi họ không tìm thấy ý nghĩa trong công việc thường ngày của mình, việc truyền đạt kiến thức sẽ trở thành nguồn cảm hứng và là động lực cho chính bản thân họ”. 

Một nghiên cứu của Viện Khoa học hành vi Ứng dụng Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng để nhớ lâu một kiến thức nào đó thì cách tốt nhất là dạy lại cho người khác. Vì vậy có thể thấy việc cho phép lãnh đạo, quản lý hay nhân viên trở thành giảng viên tự nguyện là đang giúp họ trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình. 

Việc này cũng mang lại lợi ích cho cả người tham gia và người đào tạo. Giảng viên ghi nhớ kiến thức của họ bằng cách dạy lại cho người khác còn những người tham gia học được kiến thức thực tế, kinh nghiệm từ chính các giảng viên nội bộ. 

Hơn nữa, việc xây dựng đội ngũ giảng viên nội bộ là cách tốt nhất để lưu giữ trí tuệ doanh nghiệp và giúp cho doanh nghiệp có được sự chủ động trong các hoạt động đào tạo và lan tỏa được văn hóa học tập một cách mạnh mẽ. 

Chia nhỏ kiến thức giúp nhân viên nhớ lâu kiến thức được học

Các khóa học trực tuyến của Google được thiết kế theo dạng microlearning, với hình thức học “vi mô này”, nhân viên sẽ dễ tiếp thu và ghi nhớ lâu kiến thức có trong khóa học. Ví dụ như Google đã rất thành công khi tạo ra những khóa học “thì thầm” (Whisper Course) bằng những “gợi ý” qua email đến nhân viên khi họ cần. 

Tin tưởng và trao quyền cho nhân viên

Nói về văn hóa trao quyền cho nhân viên thì Google là số 1. Trong khi các công ty khác họ dành nhiều thời gian và nguồn lực để thuê giảng viên bên ngoài hay tạo nên những lộ trình học tập chi tiết thì Google lại chọn chiến lược ngược lại. Google có cách riêng của họ, họ tin tưởng và trao quyền cho nhân viên của mình, nhân viên tự học hỏi lẫn nhau và cũng là ngươi quyết định nội dung cũng như phương pháp đào tạo. 

Trong lá thứ IPO, 2 nhà sáng lập Google là Sergey Brin và Larry Page đã viết rằng: “Ngoài công việc thông thường, chúng tôi khuyến khích nhân viên của mình dành ra 20% thời gian để làm điều mà họ nghĩ rằng sẽ mang lại lợi ích lớn nhất cho Google. Chính điều này trực tiếp thúc đẩy khả năng sáng tạo và đổi mới. Nhiều bước tiến quan trọng đã diễn ra theo cách này như Google AdSense và Google News. Hầu hết các dự án có tính rủi ro cao sẽ thất bại nhưng bù lại chúng mang đến những bài học quý giá. Những dự án khác đã thành công và trở thành những thương vụ kinh doanh hấp dẫn”. 

Qua bài học đào tạo nhân sự của Google, có thể thấy các yếu tố để các chương trình đào tạo thành công dựa trên việc học tập ngang hàng, có sự cố vấn của mentor (quản lý trực tiếp), sự ủng hộ của lãnh đạo. 

Đây đều là những yếu tố có trong phương pháp “Luyện tập có chủ đích” của Gitiho - chìa khóa giúp các doanh nghiệp triển khai hoạt động đào tạo bài bản và nâng cao năng lực của đội ngũ một cách chuyên nghiệp, bền vững. 

Với phương pháp này, mỗi nhân sự trong công ty sẽ được đào tạo theo quy trình như sau: Chọn một năng lực, hành vi mà mình cần cải thiện => Học các khóa học trực tuyến, tham gia các lớp đào tạo để hoàn thành năng lực đó => Chia sẻ lại với mentor những gì mình được học => Mentor nhận xét, góp ý trong quá trình làm việc => Cứ lặp lại việc học, mentor góp ý cho đến khi hoàn thành năng lực đó => Chuyển sang năng lực mới. 

Nếu bạn cũng đang tìm kiếm một phương pháp đào tạo lý tưởng cho công ty của mình, hãy tham khảo tính năng “Luyện tập có chủ đích” trên nền tảng LMS 165+ của Gitiho. Click để đăng ký trải nghiệm miễn phí hệ thống nhé!

Học hỏi cách Google - Công ty công nghệ hàng đầu đào tạo nhân viên và tạo ra văn hóa học tập tích cực

Xem thêm:

Cách Starbucks mở rộng 33.833 cửa hàng tại 64 quốc gia nhờ đào tạo như thế nào?

Giá trị bền vững giúp Haidilao tăng trưởng vượt bậc chính là phát triển con người nhờ vào yếu tố then chốt này!

Nhân viên tại Google nói gì về những chương trình đào tạo mà họ tham gia? 

Khi search từ khóa “How does Google train their employees?” trên thanh công cụ tìm kiếm, nhiều nhân viên từng làm việc trên Google đã chia sẻ những gì mà mình được học và làm việc tại nơi làm việc tốt nhất thế giới như: 

Courtney Ross (Thực tập sinh tại Google): “Có rất nhiều lớp học tại Google mà bạn có thể tham gia từ phát triển cá nhân, phát triển nghề nghiệp, lập trình… Nhân viên của Google cũng có thể dạy các lớp về chủ đề mà họ quan tâm. Điều này cho phép những người giỏi có thể giảng dạy về những gì mà họ đam mê và có kinh nghiệm. Và nếu có một chủ đề cụ thể mà bạn cần tìm hiểu thì có thể có sẵn những khóa học, video… giúp bạn học được điều mình cần”. 

Người dùng ẩn danh: “Google có một chương trình đào tạo toàn diện cho đội ngũ nhân sự của mình, bao gồm các hình thức học tập khác nhau như các buổi đào tạo chính thức, hội thảo, lớp học trực tuyến. Nhân viên mới sẽ trải qua quá trình học tập định hướng để tìm hiểu văn hóa, giá trị cốt lõi, chính sách của công ty. Google cũng cung cấp nhiều chương trình phát triển chuyên môn, đào tạo khả năng lãnh đạo và kỹ năng mềm thông qua các hội thảo và khóa học. Ngoài ra nhân viên có quyền truy cập vào tài liệu trực tuyến, nền tảng học tập để nâng cao kiến thức và chuyên môn của mình trong các lĩnh vực tương ứng của họ. Nhìn chung, Google tập trung vào việc tạo điều kiện để nhân viên của mình không ngừng học hỏi và phát triển để hỗ trợ sự phát triển và thành công của mỗi cá nhân và công ty.

Jeff Nelson - Cựu nhân viên Google: “Việc đào tạo kỹ sư tại Google được thực hiện theo 3 hình thức. Đó là cố vấn: mỗi nhân viên mới được chỉ định một người cố vấn chịu trách nhiệm giúp cho nhân viên mới tìm hiểu và áp dụng được văn hóa và công nghệ của Google. Thứ hai là Code Labs là những bài tập về nhà ngắn có mục đích là dạy cho các bạn khái niệm và API cơ bản về các dịch vụ cơ sở hạ tầng của Google. Tiếp theo là Tech Talks là những bài giảng kéo dài về các chủ đề cụ thể như công nghệ nội bộ.

Với những gì đang thực hiện trong chiến lược Phát triển nhân viên của mình, Google càng khẳng định rằng phát triển con người chính là phát triển tổ chức qua những con số ấn tượng. Từ khi bắt đầu với 2 sinh viên Đại học Stanford, Google đã phát triển thành một tập đoàn đa quốc gia với hơn 135.000 nhân viên trên toàn thế giới. Vào năm 2021, giá trị thị trường của Google đã lên tới 1.5 nghìn tỷ USD và trở thành một trong những công ty có giá trị nhất thế giới. Đồng thời việc mua lại hơn 200 công ty khác nhau trong suốt 25 năm qua cũng là minh chứng cho sự phát triển mạnh mẽ và không ngừng của họ trên thị trường toàn cầu.  

Hy vọng rằng những chia sẻ về cách mà Google đào tạo nhân sự sẽ giúp cho các doanh nghiệp tại Việt Nam có nhiều ý tưởng để phát triển văn hóa học tập tại doanh nghiệp của mình. Với những gì mà Gitiho đúc kết được thì phương pháp “Luyện tập có chủ đích” chính là chìa khóa để nâng cao năng lực đội ngũ và giúp doanh nghiệp bứt phá, đạt được mục tiêu kinh doanh thông qua hoạt động đào tạo. 

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông