Quy trình xuất xứ C/O và quy trình để làm ra chứng từ C/O

Nội dung được viết bởi Lực td

Trong bài viết này, Gitiho sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về tiêu chí xuất xứ của C/O và cách xin cấp C/O từ Bộ Công thương. C/O có thể được coi là loại chứng từ quan trọng và tương đối phức tạp trong xuất nhập khẩu. Để chứng minh mặt hàng đó đủ điều kiện cấp C/O thì mặt hàng đó phải đáp ứng được các tiêu chí xuất xứ, cũng như doanh nghiệp, để được cấp C/O, doanh nghiệp đó cần phải có đủ chứng từ hợp lệ theo yêu cầu từ Bộ Công Thương.

Tiêu chí xuất xứ của C/O

Mục tiêu chí xuất xứ sẽ đặt tại ô số 8, trong đó có một số tiêu chí như: WO(PE), RVC, CTH/CTC. Vậy những tiêu chí này có ý nghĩa là gì?
Quy trình xuất xứ C/O và quy trình để làm ra chứng từ C/O

  • WO(PE): Toàn bộ xuất xứ nước đó, khu vực đó: 100% xuất xứ từ nước của Shipper.
  • RVC: Hàm lượng giá trị khu vực (tính theo phần trăm tỉ lệ nội địa hoá).

Xem thêm: C/O 3 bên là gì? Những trường hợp phát sinh khi làm C/O 3 bên

Quy tắc tính RVC trong tiêu chí xuất xứ C/O

Dưới đây là quy tắc chung khi tính RVC:

Quy trình xuất xứ C/O và quy trình để làm ra chứng từ C/O

Lưu ý: RVC > 40% được coi là xuất xứ của nước đó.

Ví dụ: Giá FOB của cái bàn là 1,000,0000VNĐ, trong đó: 

- Gỗ có giá 800,000 VNĐ (mua ngay tại Việt Nam).

- Đinh ốc: 70,000 VNĐ (nhập Đức).

- Nẹp: 130,000 VNĐ (nhập Thái).

RVC = (1000 - 70 -130) / 1000 = 0.8 (80%)

Tỷ lệ nội địa hoá là 80% (hàng Việt Nam 80%).

Quy tắc CTC - CTH trong tiêu chí xuất xứ C/O

Để dễ dàng hiểu được quy tắc này, Gitiho sẽ lấy ví dụ như sau: Khi sản xuất mặt hàng kem (mã HS 2105) sẽ cần những nguyên liệu như:

- Chocolate (nhập khẩu Bỉ) - mã HS 1806.32.

- Đường (nhập khẩu Ấn Độ) - mã HS 1701.11.

- Sữa (có xuất xứ tại Việt Nam).

Người ta quy định rằng, mỗi món kem được sản xuất tại Việt Nam sẽ có mã HS 2105 và không tính theo tỷ lệ RVC như phía trên nữa. Thay vào đó được gọi là "tiêu chí xuất xứ CTC - CTH".

Quy trình xuất xứ C/O và quy trình để làm ra chứng từ C/O

  • CTC: Tiêu chí chuyển đổi căn bản về mã và chỉ áp dụng đối với nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ tại nước tạo ra hàng hoá đó.
  • CC, CTH, CTSH là các cấp độ chuyển đổi của CTC.

- CC: Chuyển đổi từ bất kỳ chương nào khác đến một chương, nhóm hoặc phân nhóm. Có nghĩa tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở cấp 2 số (chuyển đổi Chương).

- CTH: Tương tự CC và chuyển đổi mã HS ở cấp 4 số (chuyển đổi Nhóm).

- CTSH: Tương tự CC và chuyển đổi mã HS ở cấp 6 số (chuyển đổi Phân nhóm).

Một số ví dụ về tiêu chí CTC.

Quy trình xuất xứ C/O và quy trình để làm ra chứng từ C/O

Quy trình xuất xứ C/O và quy trình để làm ra chứng từ C/O

Quy trình xuất xứ C/O và quy trình để làm ra chứng từ C/O

Xem thêm: Mã HS Code là gì? Cách tra cứu HS Code mã chính xác nhất

Quy trình làm ra chứ từ C/O

Những chứng từ cần thiết để xin cấp C/O

Mỗi một doanh nghiệp mới muốn làm C/O cần phải có hồ sơ thương nhân với Sở Công thương. Điều kiện làm hồ sơ thương nhân bao gồm:

  • Đăng ký kinh doanh.
  • Danh sách cơ sở sản xuất.
  • Mẫu chữ ký, dấu của doanh nghiệp do giám đốc đóng.

Khi đã đủ điều kiện, doanh nghiệp sẽ được Bộ Công thương duyệt và kèm theo tài khoản báo lên trang Ecosys.gov.vn.

Quy trình xuất xứ C/O và quy trình để làm ra chứng từ C/O

Sau này khi có lô hàng cụ thể, doanh nghiệp sẽ nhập thông tin lên hệ thống, dùng chữ ký số để điền thông tin của lô hàng và đăng tải chứng từ lên Ecosys để ra được số C/O. Từ đó, doanh nghiệp sẽ phải chuẩn bị C/O bản giấy.

Xem thêm: Hướng dẫn các bước làm thủ tục Hải quan hàng hóa nhập khẩu

Những giấy tờ bản cứng cần chuẩn bị để được cấp C/O

- Đơn xin gấp C/O.

- Mẫu C/O (C/O form gì thì dùng mẫu C/O form đấy).

- Tờ khai.

- Invoice.

- Bill.

- Giải trình về quy trình sản xuất để chứng minh xuất xứ của hàng hoá.

- Các giấy phép khác.

Sau đó Sở Công thương sẽ xem xét bản cứng đó, và nếu có lỗi hay có điều gì chưa hợp lý sẽ yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hoặc từ chối C/O này. 

Ngoài ra còn có C/O điện tử được kiểm tra trực tiếp trên hệ thống và phản hồi luôn về cho doanh nghiệp. C/O điện tử này sẽ đi kèm chữ ký điện tử là mã QR.

Quy trình xuất xứ C/O và quy trình để làm ra chứng từ C/O

Tổng kết

Tựu chung lại, tiêu chí C/O còn chứa một số tiêu chí nhỏ khác như:

  • WO(PE).
  • RVC.
  • CTC/CTH.

Mỗi điều kiện này doanh nghiệp cần xem xét kỹ càng các tiêu chí chuyển đổi mã HS hoặc tỷ lệ nội địa hoá của mặt hàng.

Ngoài ra, để xin C/O hợp pháp từ Bộ Công thương, các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đủ các giấy tờ bản cứng như: đơn xin cấp C/O, tờ khai, Invoice,... nhằm có được C/O sớm nhất, tránh mất để mất thời gian cho các lô hàng.

Tài liệu kèm theo bài viết

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông