Khám phá các kênh social media phổ biến và xu hướng nổi bật hiện nay

Nội dung được viết bởi Hà Đinh

Trong thời đại số hóa hiện nay, social media (mạng xã hội) đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống mỗi người. Từ việc kết nối, giao tiếp, chia sẻ thông tin đến quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ, social media đóng vai trò quan trọng trong việc đưa thông tin đến với người dùng, khách hàng. 

Trong bài viết này, Gitiho sẽ giới thiệu các khái niệm cơ bản về social media, lợi ích khi sử dụng social media, và các xu hướng phát triển của social media hiện nay.

Những khái niệm cơ bản về social media

Social media là gì? có đặc điểm gì?

Social media là một nền tảng mạng xã hội cho phép người dùng tạo ra các nội dung, chia sẻ thông tin, giao tiếp và tương tác với nhau thông qua các công cụ trực tuyến. Việc giao tiếp thông qua social media giúp kết nối con người với nhau một cách dễ dàng và nhanh chóng. 

Xem thêm: Tất tần tật những điều bạn nên biết về Social Media (Phần 1)

Các đặc điểm của social media bao gồm: tính tương tác cao, tính đa dạng của nội dung, khả năng chia sẻ và phân phối thông tin rộng khắp.

Các kênh social media phổ biến hiện nay

Hiện nay, có rất nhiều kênh social media phổ biến được sử dụng trên toàn thế giới. Dưới đây là một số kênh social media phổ biến nhất hiện nay và cách chúng được sử dụng:

Facebook

Facebook là mạng xã hội lớn nhất thế giới với hơn 2,8 tỷ người dùng trên toàn cầu. Từ khi ra mắt vào năm 2004, Facebook đã trở thành một phần không thể thiếu của đời sống kỹ thuật số và giao tiếp trực tuyến.

Facebook là mạng xã hội có nhiều người dùng nhất thế giới
Facebook là mạng xã hội có nhiều người dùng nhất thế giới

Facebook cho phép người dùng tạo hồ sơ cá nhân, chia sẻ nội dung với bạn bè của mình. Những nội dung ma người dùng có thể chia sẻ bao gồm ảnh, video, bài viết và nhiều hơn nữa. Người dùng có thể kết nối với những người họ biết hoặc tìm kiếm các nhóm, các trang liên quan đến sở thích và lĩnh vực của họ.

Facebook cũng là một công cụ mạnh mẽ cho doanh nghiệp và các nhà tiếp thị. Nền tảng này cung cấp các tính năng quảng cáo, trang doanh nghiệp, tích hợp với các công cụ phân tích và quản lý. Facebook cho phép các doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tăng tương tác với khách hàng hiện tại và quảng bá thương hiệu của mình.

Xem thêm: Bật mí khung giờ vàng đăng bài Facebook để thu hút lượt tương tác cao

Ngoài ra Facebook còn một số tính năng khác bao gồm trò chuyện trực tiếp, video trực tiếp, sự kiện, trò chơi và các ứng dụng bên thứ ba. Facebook cũng đang tiên phong trong việc phát triển công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường, đưa người dùng đến với những trải nghiệm mới lạ và thú vị.

Mặc dù Facebook là một nơi để chia sẻ thông tin và kết nối với người khác, tuy nhiên người dùng cũng cần cẩn trọng với thông tin cá nhân của mình trên mạng xã hội này. Bởi những kẻ xấu có thể sử dụng những thông tin này cho mục đích không chính đáng.

Instagram

Instagram là một mạng xã hội tập trung vào hình ảnh và video ngắn, cho phép người dùng chia sẻ nội dung về cuộc sống, nghệ thuật, thời trang, du lịch và nhiều chủ đề khác. Với hơn một tỷ người dùng trên toàn thế giới, Instagram đã trở thành một kênh quảng cáo, tiếp thị và truyền thông quan trọng cho các doanh nghiệp.

Instagram cung cấp cho người dùng các tính năng như tạo và quản lý hồ sơ cá nhân, đăng ảnh và video, tương tác với người dùng khác qua các bình luận, tin nhắn trực tiếp và "thích" bài viết của nhau. Ngoài ra Instagram cũng cung cấp một số tính năng khác như:

  • News Feed: Hiển thị các bài đăng của những người mà bạn đang theo dõi
  • Stories: Các video hoặc hình ảnh ngắn, thường được đăng trong vòng 24 giờ và được xem bằng cách nhấp vào tên người dùng trong phần trên cùng của ứng dụng.
  • IGTV: cho phép người dùng tải lên và xem video dài hơn, tối đa là 60 phút.
  • Reels: cho phép người dùng tạo video ngắn với nhiều hiệu ứng khác nhau.
  • Explore: cho phép người dùng khám phá nội dung mới và tìm kiếm người dùng mới để theo dõi.
Instagram là mạng xã hội tập trung chủ yếu vào hình ảnh và video ngắn
Instagram là mạng xã hội tập trung chủ yếu vào hình ảnh và video ngắn

Instagram cũng cung cấp các công cụ quản lý tài khoản, cho phép người dùng chuyển đổi sang tài khoản doanh nghiệp và theo dõi thống kê hoạt động của trang của mình. Ngoài ra, Instagram cũng có tính năng quảng cáo, cho phép doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ của mình trên nền tảng mạng xã hội này.

Twitter

Twitter là một mạng xã hội trực tuyến cho phép người dùng đăng tải và truy cập vào các tin nhắn ngắn gọn được gọi là "tweets". Người dùng có thể đăng nhập vào Twitter, theo dõi các tài khoản khác để xem những gì họ đang đăng tải. Ngoài ra nền tảng này cho phép người dùng tự mình đăng tải các tweet để chia sẻ ý kiến, thông tin hoặc tin tức của mình với những người theo dõi mình.

Twitter được thành lập vào năm 2006 và trở thành một trong những mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới với hơn 330 triệu người dùng hàng tháng. Nền tảng này cũng đã trở thành một công cụ quan trọng trong việc chia sẻ tin tức, thông tin nhanh chóng, và được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như chính trị, truyền thông và giáo dục.

Twitter là nền tảng chia sẻ thông tin chủ yếu về chính trị, tôn giáo
Twitter là nền tảng chia sẻ thông tin chủ yếu về chính trị, tôn giáo

Mỗi tweet trên Twitter có giới hạn kí tự là 280 kí tự, tuy nhiên người dùng có thể thêm hình ảnh, video và đường dẫn vào tweet để cung cấp nhiều thông tin hơn. Người dùng có thể sử dụng hashtag (#) để phân loại và tìm kiếm các tweet theo chủ đề cụ thể.

LinkedIn

LinkedIn là một mạng xã hội chuyên về việc kết nối các chuyên gia, nhà lãnh đạo, doanh nghiệp và nhân viên. Với hơn 700 triệu người dùng trên toàn cầu, LinkedIn là một trong những mạng xã hội phổ biến nhất và quan trọng nhất hiện nay.

Trên LinkedIn, người dùng có thể tạo hồ sơ chuyên nghiệp để chia sẻ thông tin về kinh nghiệm làm việc, kỹ năng và thành tựu của mình. Nền tảng này cũng cho phép người dùng tìm kiếm việc làm, tìm kiếm các công ty hoặc nhà tuyển dụng, tìm kiếm các nhóm chuyên môn và kết nối với các chuyên gia cùng ngành.

Linkedin là nền tảng kết nối các chuyên gia ở nhiều ngành khác nhau
Linkedin là nền tảng kết nối các chuyên gia ở nhiều ngành khác nhau

Đối với các doanh nghiệp, LinkedIn cung cấp một nền tảng để quảng bá thương hiệu, tuyển dụng nhân sự, xây dựng quan hệ khách hàng và tìm kiếm đối tác kinh doanh.

Một trong những tính năng nổi bật của LinkedIn là Pulse, một trang chuyên về tin tức và nội dung liên quan đến các ngành nghề. Pulse cho phép người dùng theo dõi các bài viết của các chuyên gia hàng đầu trong ngành của mình và chia sẻ nội dung của chính họ.

TikTok

TikTok là một nền tảng mạng xã hội cho phép người dùng tạo và chia sẻ video ngắn. Những video này có thể được chỉnh sửa, thêm hiệu ứng âm nhạc, hình ảnh và văn bản. Nền tảng này được phát triển bởi một công ty Trung Quốc tên là ByteDance và được phát hành vào năm 2016. TikTok đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn cầu trong những năm gần đây, đặc biệt là trong cộng đồng trẻ, gen Z.

Đây là nền tảng cho phép người dùng xem và tạo các video với độ dài từ 15 giây đến 1 phút. Bên cạnh đó người dùng có thể tùy chỉnh các video của họ bằng cách sử dụng các hiệu ứng âm thanh, hình ảnh, bộ lọc, văn bản và hình ảnh động. Người dùng có thể theo dõi và tương tác với nhau thông qua việc xem, like, bình luận và chia sẻ video.

Tiktok cho phép người dùng tạo video ngắn với các hiệu ứng bắt mắt
Tiktok cho phép người dùng tạo video ngắn với các hiệu ứng bắt mắt

Hiện này TikTok cũng đã trở thành một công cụ tiếp thị mạnh mẽ cho các nhãn hàng và doanh nghiệp. Nền tảng này cho phép các doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của họ thông qua các video quảng cáo.

YouTube

YouTube là một kênh social media lớn với hơn 2 tỷ người dùng trên toàn thế giới, được phát triển bởi Google. Kênh này cho phép người dùng tạo, chia sẻ video về mọi chủ đề, từ giải trí, giáo dục đến kinh doanh và thương mại điện tử. Nền tảng này cũng cung cấp cho các thương hiệu một kênh để tạo, chia sẻ nội dung video và tương tác với khán giả của mình.

Người dùng có thể tìm kiếm video trên YouTube bằng cách sử dụng các từ khóa hoặc chủ đề. Bên cạnh đó người dùng có thể đăng ký kênh của những người tạo video mà họ thích. Tương tác với những người tạo video bằng cách để lại bình luận, like, share video, cũng là tính năng nổi bật của nền tảng này.

Xem thêm: Cách tạo danh sách phát Youtube với Google Sheets

Ngoài ra YouTube còn cung cấp cho người dùng các công cụ quản lý video, cho phép họ chỉnh sửa, cắt ghép, tạo và quản lý danh sách phát. Người tạo video có thể kiếm tiền từ nội dung của mình thông qua chương trình đối tác của YouTube và các quảng cáo hiển thị trên video của họ.

Đa dạng hơn, YouTube còn có các tính năng khác như YouTube Live cho phép người dùng phát sóng trực tiếp, YouTube Shorts cho phép người dùng tạo và xem các video ngắn. 

Snapchat

Snapchat là một ứng dụng truyền thông xã hội cho phép người dùng gửi và nhận những thông điệp hình ảnh, video tạm thời. Ứng dụng này được phát hành vào năm 2011. Với Snapchat, người dùng có thể chụp và chia sẻ hình ảnh hoặc video với bạn bè của mình, nhưng chúng sẽ tự động bị xóa sau một khoảng thời gian ngắn (từ vài giây đến 24 giờ).

Nền tảng này còn cung cấp các tính năng như "Snap Map", cho phép người dùng xem vị trí bạn bè của họ trên bản đồ, và "Discover", nơi người dùng có thể xem nội dung được tạo bởi các nhà xuất bản, thương hiệu và nghệ sĩ.

Snapchat cũng đã ra mắt một số sản phẩm khác, bao gồm Spectacles - một cặp kính mát được trang bị camera để ghi lại những khoảnh khắc đặc biệt của người dùng. Ngoài ra còn có Snap Camera - một ứng dụng camera miễn phí cho phép người dùng trang trí và đổi hình nền khi sử dụng video chat trên máy tính.

Pinterest

Pinterest là một mạng xã hội và công cụ tìm kiếm cho phép người dùng tìm kiếm, lưu trữ và chia sẻ các hình ảnh và video trên các bảng "pin" (pinboards) trực tuyến. Nền tảng này được phát triển vào năm 2010 và hiện đã có hơn 459 triệu người dùng trên toàn thế giới.

Với Pinterest, người dùng có thể tạo các bảng "pin" để lưu trữ các hình ảnh và video về các chủ đề khác nhau, bao gồm thực phẩm, du lịch, thời trang, trang trí nội thất và nhiều chủ đề khác. Người dùng cũng có thể tìm kiếm các bảng pin của những người dùng khác và theo dõi những bảng pin mà họ quan tâm.

Pinterest là nền tảng cho phép tìm kiếm hình ảnh
Pinterest là nền tảng cho phép tìm kiếm hình ảnh

Pinterest cũng cung cấp các tính năng quảng cáo cho các nhà quảng cáo và nhà bán lẻ để quảng bá sản phẩm và dịch vụ của họ cho người dùng Pinterest. Ngoài ra, Pinterest cũng đã phát triển một loạt các tính năng mới như tính năng tìm kiếm bằng hình ảnh và công cụ tạo video trực tuyến để giúp người dùng tạo ra nội dung độc đáo và tương tác trên nền tảng.

Lợi ích khi sử dụng social media

Tăng cường giao tiếp và kết nối với mọi người

Social media cho phép mọi người có thể kết nối và giao tiếp với nhau một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn. Thông qua các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, LinkedIn, người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và kết nối với bạn bè, đồng nghiệp, đối tác kinh doanh, hoặc thậm chí là với những người chưa từng gặp mặt trực tiếp. Điều này giúp mở rộng mạng lưới quan hệ của người dùng và tạo ra nhiều cơ hội kết nối và trao đổi thông tin.

Xem thêm: Tất tần tật những điều bạn nên biết về Social Media (Phần 2)

Giúp quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ

Social media cũng là một công cụ quan trọng để quảng bá thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ. Thông qua các mạng xã hội, doanh nghiệp có thể chia sẻ thông tin về sản phẩm và dịch vụ của mình đến một số lượng lớn người dùng trong khoảng thời gian ngắn. 

Ngoài ra, các quảng cáo trên các nền tảng social media cũng cho phép doanh nghiệp tìm đến đúng đối tượng khách hàng tiềm năng và tăng khả năng chuyển đổi từ người dùng thành khách hàng chính thức.

Cung cấp thông tin và kiến thức mới

Social media cũng là một nguồn thông tin và kiến thức phong phú cho người dùng. Các trang tin tức, blog, kênh video trên YouTube, TikTok,… luôn đăng tải các thông tin mới nhất, cập nhật và đa dạng về các lĩnh vực khác nhau. Điều này giúp người dùng có thể cập nhật thông tin nhanh chóng và tiện lợi hơn bao giờ hết. Ngoài ra, social media cũng là nơi để người dùng học hỏi và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của mình, tạo ra sân chơi của riêng mình.

Cách sử dụng mạng xã hội để tăng doanh số bán hàng

Sử dụng mạng xã hội để tăng doanh số bán hàng là một cách rất hiệu quả để tương tác với khách hàng và xây dựng thương hiệu. Dưới đây là một số cách để tăng doanh số bán hàng bằng cách sử dụng mạng xã hội:

Tạo trang chủ và quản lý

Trang chủ của bạn là nơi mà khách hàng của bạn đến để biết thêm về sản phẩm, dịch vụ của bạn. Bạn cần phải đảm bảo rằng trang chủ của bạn được thiết kế chuyên nghiệp, trực quan và cung cấp thông tin đầy đủ về sản phẩm, dịch vụ.

Tạo nội dung chất lượng cao

Nội dung hấp dẫn hoàn toàn có thể thu hút sự chú ý của khách hàng. Bạn có thể tạo ra nội dung về sản phẩm, đánh giá sản phẩm, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, các chương trình khuyến mãi, giảm giá...

Xem thêm: Công thức PAS: Bí quyết xây dựng nội dung chạm đến nỗi đau khách hàng

Tương tác với khách hàng

Sử dụng mạng xã hội để tương tác với khách hàng,giúp họ giải đáp các thắc mắc về sản phẩm của bạn. Bạn sẽ không tốn nhiều thời gian bởi các công cụ như chatbot có thể tự động trả lời các câu hỏi thường gặp của khách hàng.

Chạy quảng cáo

Chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội là cách nhanh nhất để giới thiệu sản phẩm của bạn đến khách hàng tiềm năng. Bởi vì thông qua quảng cáo bạn có thể chọn mục tiêu đối tượng, định vị địa lý, và thời gian để đảm bảo hiệu quả của chiến dịch quảng cáo.

Hợp tác với influencer

Bạn có thể hợp tác với những người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội để quảng bá sản phẩm của mình. Những người này có thể là những người có số lượng theo dõi lớn trên Instagram, Facebook, hoặc TikTok.

Xem thêm: Influencer Marketing là gì? Đâu là tiêu chí lựa chọn Influencer cho một chiến dịch Marketing?

Các xu hướng của social media

Tăng sự tập trung vào nội dung video

Nội dung video đã trở thành xu hướng quan trọng nhất trong mạng xã hội trong những năm gần đây. Với việc dễ dàng tiếp cận và chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Instagram Reels, YouTube, Facebook, Twitter,... đặc biệt là với sự phổ biến của smartphone và mạng internet, nội dung video được xem như là một công cụ hiệu quả trong việc tương tác với khách hàng và tạo sự chú ý đối với sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.

Video đang là xu hướng chưa bao giờ hết hot
Video đang là xu hướng chưa bao giờ hết hot

Ứng dụng hình thức thanh toán trong mạng xã hội

Việc tích hợp hình thức thanh toán trực tiếp trong các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Pinterest giúp người dùng có thể mua hàng trực tiếp từ các doanh nghiệp trên mạng xã hội mà không cần phải chuyển sang các trang web bán hàng khác. Điều này giúp tăng tính tiện lợi, tốc độ thanh toán và đảm bảo tính an toàn cho khách hàng khi mua hàng trực tuyến.

Tăng sự tập trung vào tính năng tương tác và trải nghiệm người dùng

Các tính năng tương tác và trải nghiệm người dùng mới trên mạng xã hội như Facebook Rooms, Twitter Spaces,... giúp người dùng có thể tương tác với nhau một cách trực quan và tiện lợi hơn. Những tính năng này cũng giúp doanh nghiệp tăng cường sự tương tác với khách hàng, xây dựng niềm tin và tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh.

Xem thêm: Tư duy và quy trình thiết kế trải nghiệm người dùng

Sự phát triển của nền tảng thương mại điện tử trên mạng xã hội

Các nền tảng mạng xã hội như Facebook và Instagram đang phát triển tính năng thương mại điện tử, cho phép các doanh nghiệp bán hàng trực tiếp trên mạng xã hội. Việc này giúp cho các doanh nghiệp có thể tận dụng sức mạnh của mạng xã hội để bán hàng và tăng doanh số.

Bên cạnh đó, các nền tảng mạng xã hội cũng đang liên tục cập nhật và nâng cấp tính năng thương mại điện tử để đáp ứng nhu cầu của người dùng và doanh nghiệp.

Sự phát triển của truyền thông xã hội và Influencer Marketing

Truyền thông xã hội và tiếp Influencer Marketing là một trong những xu hướng mới nhất trong lĩnh vực marketing và quảng cáo. Sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội như Instagram, TikTok, YouTube,.. đã tạo điều kiện cho những người có sức ảnh hưởng lớn (Influencer) có thể truyền tải thông điệp của doanh nghiệp đến với khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Điều này giúp tăng cường khả năng tiếp cận của doanh nghiệp đến với khách hàng mục tiêu và tăng cường tính tương tác với người dùng.

Influencer Marketing trở thành xu hướng bới khả năng tiếp cận khác hàng cao
Influencer Marketing trở thành xu hướng bới khả năng tiếp cận khác hàng cao

Sự phát triển của nội dung đa phương tiện và tương tác trực tiếp

Nội dung đa phương tiện và tương tác trực tiếp cũng là một trong những xu hướng đáng chú ý trong mạng xã hội. Các doanh nghiệp hiện nay đang tập trung vào việc tạo ra nội dung đa dạng và hấp dẫn để thu hút khách hàng và tăng cường tính tương tác trực tiếp với họ. 

Ngoài ra, các tính năng mới như Live streaming trên Facebook, Instagram, YouTube,.. cũng giúp cho doanh nghiệp có thể tương tác trực tiếp với khách hàng, tạo niềm tin và đem lại những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.

Những sai lầm của các doanh nghiệp khi sử dụng social media

Kêu gọi mua hàng quá nhiều

Các doanh nghiệp thường có xu hướng kêu gọi mua hàng thông qua mạng xã hội. Điều này không sai bởi mạng xã hội cho phép doanh nghiệp tiếp cận đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Tuy nhiên việc liên tục kêu gọi mua hàng quá nhiều vô tình tạo thành một phản ứng xấu, đánh mất tình cảm của người dùng. Họ sẽ cảm thấy doanh nghiệp này chỉ tập trung vào mỗi việc bán hàng, mà không giúp ích gì cho họ.

Thiếu chiến lược và kế hoạch cụ thể

Nhiều doanh nghiệp không có kế hoạch hoặc chiến lược cụ thể khi sử dụng social media, dẫn đến việc đăng tải không nhất quán và không đáp ứng được mục tiêu của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp cần thiết lập một chiến lược cụ thể, xác định chủ đề và mục tiêu định hướng cho hoạt động trên social media. Doanh nghiệp cũng cần xác định đối tượng khách hàng, phân tích nhu cầu và thị trường để đưa ra các chiến lược hiệu quả.

Thiếu nội dung chất lượng

Chính vì không có chiến lược cụ thể nên các doanh nghiệp thường cung cấp nội dung quá ít hoặc nội dung không đủ hấp dẫn, dẫn đến việc không thu hút được sự chú ý của khách hàng.

Xem thêm: Tìm hiểu về Content Type: 5 loại nội dung thường dùng trong marketing

Để khắc phục vấn đề này, doanh nghiệp hãy cung cấp nội dung đa dạng và chất lượng cao bằng cách sử dụng các hình ảnh, video và bài viết. Tạo ra nội dung gần gũi, hữu ích, giải trí và chia sẻ những câu chuyện thành công của doanh nghiệp.

Không thường xuyên tương tác với khách hàng

Rõ ràng các kênh social là các kênh giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng rất nhanh. Vậy mà nhiều doanh nghiệp chỉ đăng tải nội dung mà không có bất kỳ tương tác nào với khách hàng, dẫn đến việc khách hàng cảm thấy không được quan tâm.

Tích cựctương tác với khách hàng là điều mà doanh nghiệp nào cũng muốn làm
Tích cựctương tác với khách hàng là điều mà doanh nghiệp nào cũng muốn làm

Lời khuyên cho các doanh nghiệp đó là hãy tích cực tương tác với khách hàng, trả lời các bình luận, câu hỏi, phản hồi ý kiến của khách hàng. Ngoài ra các doanh nghiệp cũng nên chia sẻ các lời khen và phản hồi tiêu cực, đồng thời cố gắng giải quyết các vấn đề khách hàng đang gặp phải.

Không theo dõi và đánh giá hoạt động trên social media

Theo dõi, đo lường và đánh giá hoạt động trên social media đều là những việc cần thiết. Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ phân tích để xác định các chỉ số, tương tác và doanh thu có được từ kênh social media. Dựa trên các chỉ số này để điều chỉnh chiến lược và tăng cường các hoạt động trên social media.

Vi phạm quy định và chính sách của nền tảng social media

Nhiều doanh nghiệp không tuân thủ các quy định và chính sách của nền tảng social media, dẫn đến việc bị xóa bài đăng hoặc tài khoản bị khóa. Khi tài khoản bị khóa doanh nghiệp sẽ mất số lượng lớn khách hàng, bao gồm cả khách hàng tiềm năng và khách hàng chính thức.

Xem thêm: 7 chính sách khi chạy quảng cáo Facebook bạn cần nắm chắc

Vì vậy doanh nghiệp cần đọc hiểu rõ các quy định và chính sách của nền tảng social media, đảm bảo tuân thủ theo quy định khi đăng tải nội dung hoặc thực hiện các hoạt động khác trên nền tảng đó. Thường xuyên cập nhật các chính sách mới và thực hiện các biện pháp bảo vệ tài khoản của doanh nghiệp.

Kết luận

Vậy là chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về các kênh social media phổ biến, lợi ích cũng như các xu hướng của social media. Hi vọng qua bài viết này bạn cũng nắm được cách sử dụng mạng xã hội để bán hàng hiệu quả, và tránh được những lỗi sai thường gặp khi sử dụng social media.

Gitiho cảm ơn bạn đọc và chúc bạn lựa chọn được kênh social media phù hợp với chiến lược của bạn nhé!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông