Điểm danh các ngành hot hiện nay và tiềm năng phát triển trong tương lai

Nội dung được viết bởi Hà Đinh

Bạn có đang quan tâm đến các ngành hot hiện nay để lựa chọn cho mình con đường sự nghiệp thích hợp? Bài viết này sẽ giúp bạn cập nhật các xu hướng đang thịnh hành và được dự báo sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai gần. Từ đó bạn có cơ sở để lên kế hoạch cho tương lai của mình một cách chính xác và hiệu quả. Hãy cùng Gitiho điểm qua các ngành hot hiện nay trong bài viết dưới đây nhé.

Top 7 ngành hot hiện nay được nhiều người quan tâm nhất

Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin là một trong những ngành hot nhất hiện nay vì nó đang trở thành một lực lượng thúc đẩy cho sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạo ra những đổi mới, giúp cho các công ty có thể tăng năng suất làm việc, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các chuyên gia công nghệ thông tin.

Ngành công nghệ thông tin tạo ra nhiều cơ hội việc làm  nhu cầu cho từng lĩnh vực là rất lớn
Ngành công nghệ thông tin tạo ra nhiều cơ hội việc làm  nhu cầu cho từng lĩnh vực là rất lớn

Theo thống kê của VietnamWorks, số lượng công việc ngành CNTT – Phần mềm đã tăng trung bình 47%/năm, nhưng nhân sự ngành này chỉ tăng 8%/năm.

Dự báo đến năm 2024, Việt Nam thiếu hụt khoảng 150.000 đến 200.000 kỹ sư công nghệ thông tin mỗi năm. (Nguồn: Báo Quân đội nhân dân)

Số liệu này đã chứng minh cơ hội việc làm ngành công nghệ thông tin là rất lớn. Trong tương lai ngành công nghệ thông tin không chỉ hot đối với sinh viên, mà còn hấp dẫn với những người đã đi làm.

Những thách thức và kế hoạch tuyển dụng nhân sự ngành công nghệ thông tin (Nguồn: TopDev)
Những thách thức và kế hoạch tuyển dụng nhân sự ngành công nghệ thông tin (Nguồn: TopDev)

Ngành công nghệ thông tin sẽ đào tạo về kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, thu thập và truyền tải thông tin. Ngành này được chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là 7 lĩnh vực sau:

  • Phần mềm: Bao gồm phát triển, thiết kế và triển khai các phần mềm ứng dụng, hệ thống quản lý, game và ứng dụng di động.
  • Phát triển web: Tập trung vào việc phát triển các ứng dụng web, các trang web động, tĩnh và các cơ sở dữ liệu liên quan.

Xem thêm: Website là gì? Một website gồm những thành phần gì?

  • Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo: Liên quan đến việc phân tích và đưa ra dự đoán từ dữ liệu, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, học sâu và các kỹ thuật trí tuệ nhân tạo.
  • Mạng và bảo mật: Tập trung vào việc thiết kế và triển khai các mạng máy tính, cơ sở hạ tầng, bảo mật mạng và phân tích động lực.
  • Hệ thống thông tin doanh nghiệp: Liên quan đến các phần mềm hỗ trợ quản lý và vận hành doanh nghiệp, các hệ thống ERP, CRM, SCM, HRM, v.v.
  • Công nghệ di động: Tập trung vào phát triển các ứng dụng, hệ thống và các thiết bị di động.
  • Trò chơi điện tử: Liên quan đến việc phát triển các trò chơi trên nhiều nền tảng khác nhau, bao gồm cả máy tính và thiết bị di động. 

Chính vì nhiều lĩnh vực, nên nhu cầu tìm kiếm các chuyên gia công nghệ thông tin là rất lớn, nhu cầu này trực tiếp tạo ra nhiều cơ hội việc làm, mang lại sự đóng góp quan trọng cho sự phát triển của kinh tế toàn cầu.

Để thực sự biết bạn có phù hợp với ngành này bạn hãy cùng mình tìm hiểu xem ngành công nghệ thông tin đòi hỏi ở bạn những tố chất nào nhé. 

Thứ nhất bạn có phải là một người yêu thích và đam mê với công nghệ thông tin, vì chỉ khi có đam mê mới giúp bạn không cảm thấy chán nản khi phải tiếp xúc với máy tính cả ngày để tiếp thu kỹ thuật công nghệ. Và hơn hết nó còn là động lực bạn có thể vượt qua mọi áp lực cũng như tính cạnh tranh trong công việc.

Ngành công nghệ thông tin đòi hỏi tính sáng tạo, tư duy logic để phân tích nhanh
Ngành công nghệ thông tin đòi hỏi tính sáng tạo, tư duy logic để phân tích nhanh

Thứ hai, bạn sẽ phù hợp với ngành này nếu bạn là người có đầu óc sáng tạo. Ngành này đòi hỏi tính sáng tạo để có thể phân tích nhanh, tìm ra phương án giải quyết vấn đề trong thời gian ngắn và đạt hiệu quả cao. Đây cũng chính là một trong những yếu tố giúp bạn đạt được thành công trong lĩnh vực này. 

Xem thêm: Brainstorming là gì? Đi tìm phương pháp brainstorming hiệu quả

Thứ ba, bạn cần có tính cẩn thận và chính xác. Đây là 2 yếu tố bắt buộc và quan trọng mà bạn cần phải có trong khoa học máy tính. Bởi vì nếu bạn đang nghiên cứu và phát triển một ứng dụng hay phần mềm nào đó chỉ cần một sai sót nhỏ cũng làm ảnh hưởng đến quá trình vận hành phần mềm làm tốn rất nhiều thời gian, công sức và kinh phí bỏ ra. 

Thứ tư, bạn cũng cần có sự tìm tòi, nghiên cứu và học hỏi. Không chỉ với công nghệ thông tin, đây là một yếu tố mà bất kì ai trong chúng ta đều cần có. Với ngành này nó lại vô cùng quan trọng. Bởi bạn biết đấy công nghệ thì luôn phát triển nên bạn càng phải cập nhập để biết và tiếp thu được nhiều kiến thức mới.

Thiết kế đồ họa

Ngành thiết kế đồ họa đang trở thành ngành nghề hot hiện nay được nhiều người quan tâm do ngành này có thể đem lại thu nhập khủng.

Theo thống kê của Trung tâm dự báo Nhân lực và Thị trường lao động TPHCM, trong năm 2021, cả nước cần một triệu nhân lực cho ngành học Thiết kế đồ họa.

Nhu cầu việc làm ngày càng tăng mở ra cơ hội về thu nhập. Sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường có thể kiếm từ 5 - 10 triệu mỗi tháng. Người mới ra trường có mức lương trên 10 triệu/tháng. Riêng đối với những người có chuyên môn cao, có tính sáng tạo đột phá, mức lương có thể kiếm được 35 triệu/tháng.

Khảo sát mức lương ngành thiết kế đồ họa (Nguồn: VietnamSalary - Careerbuilder)
Khảo sát mức lương ngành thiết kế đồ họa (Nguồn: VietnamSalary - Careerbuilder)

Ngày nay, các doanh nghiệp và tổ chức đang ngày càng tập trung vào việc xây dựng một hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp để thu hút khách hàng, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh. Việc này đã tạo ra nhu cầu về các dịch vụ thiết kế đồ họa chất lượng cao để tạo ra những sản phẩm trực quan, thu hút để dễ nhận biết thương hiệu.

Bên cạnh đó, với sự phát triển của các nền tảng trực tuyến như mạng xã hội, website, ứng dụng di động, thiết kế đồ họa đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra trải nghiệm người dùng đẹp mắt và dễ sử dụng. Những sản phẩm được thiết kế đồ họa đẹp và bắt mắt có thể thu hút được sự quan tâm của người dùng, giúp nâng cao doanh số bán hàng.

Xem thêm: 5 nguyên lý thiết kế cơ bản các Designer bắt buộc phải ghi nhớ

Thiết kế đồ họa được hiểu đơn giản là việc thiết kế, sáng tạo, nhằm đưa ra các thông điệp truyền thông bằng ngôn ngữ, hình ảnh để tạo nên một sản phẩm đẹp và thu hút sự chú ý. Ngành này đã ra đời và phát triển nhanh trong thời đại 4.0 như hiện nay nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Một điều mà ai trong chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy đó là ngoài chất lượng sản phẩm dịch vụ thì những hình ảnh và giao diện bên ngoài là những yếu tố thu hút không kém.

Ngành thiết kế đồ họa là ngành truyền tải thông điệp thông qua hình ảnh
Ngành thiết kế đồ họa là ngành truyền tải thông điệp thông qua hình ảnh

Ngành thiết kế đồ họa được chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm:

  • Thiết kế đồ họa truyền thống: là lĩnh vực chuyên về thiết kế các sản phẩm in ấn như tạp chí, sách báo, tờ rơi, brochure, namecard,…
  • Thiết kế đồ họa số: là lĩnh vực liên quan đến thiết kế các sản phẩm số như website, game, ứng dụng di động, video,…
  • Thiết kế đồ họa quảng cáo: là lĩnh vực tập trung vào thiết kế các sản phẩm quảng cáo như banner, poster, hình ảnh quảng cáo trên mạng xã hội,…
  • Thiết kế đồ họa đa phương tiện: là lĩnh vực tập trung vào thiết kế các sản phẩm đa phương tiện như các sản phẩm video, phim ảnh, truyền hình,…
  • Thiết kế đồ họa 3D: là lĩnh vực chuyên về thiết kế các sản phẩm 3D như hình ảnh, mô hình, đồ vật, kiến trúc,…
  • Thiết kế đồ họa game: là lĩnh vực liên quan đến thiết kế các sản phẩm game như hình ảnh, đồ hoạ, giao diện,…

Với ngành nghề nào cũng vậy, mỗi ngành mỗi nghề sẽ có những yêu cầu về kỹ năng và yếu tố để có thể thành công và có thể phát triển tốt hơn. Riêng đối với ngành thiết kế đồ họa bạn phải sở hữu những kỹ năng tố chất sau thì mới có thể tiến sâu trong nghề. 

Kỹ năng giao tiếp: là công việc đòi hỏi ở bạn phải truyền đạt đúng thương hiệu, ý tưởng của khách hàng. Vì vậy, kỹ năng giao tiếp của bạn tốt thì việc bạn hiểu và trình bày ý tưởng tốt hơn, kỹ năng đàm phán trong công việc cao hơn.

Xem thêm: Cách cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả

Kỹ năng giải quyết vấn đề: khi thực hiện thiết kế đồ họa, sẽ có rất nhiều thách thức cần phải đối mặt như khách hàng có yêu cầu đặc biệt, mục đích sử dụng khác nhau, kỹ thuật mới,… Vì vậy, kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp cho người thiết kế đồ họa có thể đưa ra những giải pháp sáng tạo, phù hợp với yêu cầu và mục đích của khách hàng.

Kỹ năng giải quyết vấn đề là kỹ năng bắt buộc phải có trong ngành thiết kế đồ họa
Kỹ năng giải quyết vấn đề là kỹ năng bắt buộc phải có trong ngành thiết kế đồ họa

Đồng thời, kỹ năng giải quyết vấn đề còn giúp người thiết kế đồ họa có khả năng xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thiết kế như sửa chữa, tối ưu hóa sản phẩm và đưa ra những quyết định đúng đắn để đạt được kết quả tốt nhất.

Đam mê và nhiệt huyết: để tạo ra những sản phẩm đồ họa độc đáo và thu hút được sự chú ý của khách hàng, người thiết kế đồ họa cần phải đầu tư thời gian và tâm huyết cho từng dự án. Họ phải tìm kiếm ý tưởng mới, cập nhật các kỹ thuật thiết kế mới nhất và luôn cố gắng hoàn thiện kỹ năng của mình.

Xem thêm: Chọn sự nghiệp ổn định hay theo đuổi đam mê

Tính cầu toàn: khi làm thiết kế  sự cầu toàn sẽ giúp cho bạn luôn có xu hướng phát triển bản thân và làm việc thật sự hiệu quả. Tính cầu toàn đảm bảo rằng mọi chi tiết đều được hoàn thiện tối đa. Khi thiết kế đồ họa được hoàn thành, nó sẽ được sử dụng bởi nhiều người và phải chịu đựng nhiều tác động khác nhau. Nếu thiết kế không được hoàn thiện tối đa, sản phẩm cuối cùng có thể sẽ bị lỗi hoặc không hoạt động như mong đợi, dẫn đến mất mát cho doanh nghiệp.

Sự kiên nhẫn: sự kiên nhẫn trong thiết kế đồ họa có nghĩa là không bỏ cuộc dễ dàng khi gặp khó khăn. Khi bạn tạo ra một ý tưởng mới, bạn cần phải dành thời gian để nghiên cứu và thử nghiệm để đảm bảo rằng ý tưởng đó hoạt động. Đôi khi, bạn có thể phải điều chỉnh, sửa đổi và thay đổi sản phẩm đồ họa của mình nhiều lần trước khi nó đạt được kết quả mong muốn.

Digital Marketing

Ngành digital marketing thuộc top các ngành hot hiện nay bởi vì số lượng người dùng Internet và truy cập trang web đã tăng đáng kể trong những năm gần đây. Với việc ngày càng nhiều người dùng Internet và mạng xã hội, các doanh nghiệp đang đẩy mạnh chiến lược tiếp cận khách hàng thông qua các kênh kỹ thuật số như email, quảng cáo trên mạng xã hội, SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), và nhiều hơn nữa.

Theo WordStream, Digital Marketing đang phát triển vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng digital marketing toàn cầu lên đến 9% năm và thị trường digital marketing ước tính trị giá lên tới 786,2 tỷ đô la vào năm 2026.

Theo một báo cáo khác giữa Google với IPSOS Hong Kong; doanh thu của các doanh nghiệp sử dụng Digital Marketing; cao gấp 2.8 lần so với những người quảng cáo khác.

Những con số trên cho thấy ứng dụng Digital Marketing đem lại hiệu quả về mặt doanh thu cho doanh nghiệp. Chính vì vậy các doanh nghiệp ngày nay đang “giành nhau” những nhân sự có kỹ năng tốt, có chuyên môn giỏi trong lĩnh vực Digital Marketing.

Bên cạnh đó, sự phát triển của các công nghệ và công cụ digital marketing cũng giúp cho ngành này trở nên phổ biến và thu hút sự quan tâm của nhiều người. Với việc sử dụng các công cụ như Google Analytics, A/B testing, chatbot, marketing automation, các nhà quảng cáo có thể đo lường hiệu quả chiến dịch quảng cáo, tăng khả năng tiếp cận khách hàng và cải thiện trải nghiệm người dùng.

Xem thêm: Hướng dẫn cách lập tài khoản Google Analytics đơn giản nhất

Đây là ngành giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng, vì vậy cơ hội làm việc là rất lớn. Bạn sẽ được sáng tạo, được phát triển những ý tưởng, hình ảnh câu chữ mới, khác biệt và đặc sắc để có thể thu hút những đối tượng khác nhau trên các mạng xã hội. 

Luôn có những thách thức đi kèm với các lợi thế nổi bật đó là tính cạnh tranh cao, đòi hỏi bạn phải thực sự cố gắng, nỗ lực không ngừng và có sự sáng tạo. Ngoài chất lượng sản phẩm và dịch vụ thì việc tiếp thị cũng là một phần không thể thiếu, phải thật độc đáo và khác biệt nhằm thu hút khách hàng.

Ngoài ra một thách thức lớn nữa đó là xu hướng và kỹ thuật thay đổi không ngừng, nhu cầu của khách hàng cũng thay đổi. Bởi vậy để bước chân vào ngành này bạn phải liên tục cập nhập các xu hướng mới trên thị trường để đưa ra được những ý tưởng và hướng đi phù hợp.

Digital Marketing là ngành luôn thay đổi đòi hỏi người dùng phải thường xuyên cập nhật xu hướng
Digital Marketing là ngành luôn thay đổi đòi hỏi người dùng phải thường xuyên cập nhật xu hướng

Có 9 hình thức Digital Marketing phổ biến, tùy vào mục đích và mục tiêu của doanh nghiệp, các chiến lược Digital Marketing có thể được kết hợp hoặc tách ra để đạt được hiệu quả tốt nhất.

  • SEO (Search Engine Optimization): tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để tăng thứ hạng trang web trên kết quả tìm kiếm.

Xem thêm: 8 yếu tố SEO ảnh hưởng đến xếp hạng của bài viết trên Google

  • PPC (Pay-per-click): quảng cáo trả tiền để tiếp cận khách hàng thông qua các công cụ tìm kiếm hoặc mạng xã hội.
  • Social Media Marketing: tiếp cận khách hàng thông qua các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn…
  • Email Marketing: tiếp cận khách hàng thông qua email, thường sử dụng để gửi tin tức, khuyến mại hoặc thông tin sản phẩm.
  • Content Marketing: tạo nội dung độc đáo và hữu ích để thu hút khách hàng và tăng tương tác.
  • Mobile Marketing: tiếp cận khách hàng thông qua các thiết bị di động như điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng.
  • Video Marketing: sử dụng video để tiếp cận khách hàng và tăng tương tác.
  • Influencer Marketing: sử dụng các nhân vật nổi tiếng hoặc người có ảnh hưởng để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Affiliate Marketing: trả tiền hoa hồng cho các đối tác bán hàng được giới thiệu.

Xem thêm: Affiliate Marketing là gì? Khám phá mô hình tiếp thị của thời đại 4.0

Thương mại điện tử

Ngành thương mại điện tử trở thành một trong những ngành hot hiện nay, bởi công nghệ và internet đã phát triển mạnh mẽ giúp việc mua bán trực tuyến trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Người tiêu dùng có thể mua sắm mọi thứ từ đồ dùng cá nhân đến sản phẩm công nghiệp chỉ bằng một cú nhấp chuột.

Sau covid-19, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang ngày càng sôi động. Cụ thể, theo báo cáo, Shopee hiện đang là sàn TMĐT phổ biến nhất Việt Nam khi chiếm đến gần 73% tổng doanh số 4 sàn, tương ứng với khoảng 91 nghìn tỷ. Lazada đứng thứ 2, chiếm 20% với doanh thu 26,5 nghìn tỷ, Tiki chiếm 5% với 5,7 nghìn tỷ, xếp cuối cùng là Sendo chiếm 1% với gần 1 nghìn tỷ đồng. 

(Nguồn: Báo cáo tổng quan thị trường thương mại điện tử 2022 - Brandsvietnam)

Có thể thấy ngành thương mại điện tử có sự tăng trưởng đáng nể trong năm 2022, dù đây là năm chịu ảnh hưởng nặng nề từ Covid-19. Đây là ngành phát triển mạnh ở các thành phố lớn, cụ thể là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy vậy chưa có đủ nguồn nhân lực.

Theo báo cáo của Vecom, hiện mới có 30% nhân lực ngành TMĐT trải qua đào tạo chính quy; 55% đến từ các ngành có liên quan gần (như kinh doanh, thương mại, công nghệ thông tin), 15% còn lại đến từ các ngành nghề khác.

Thương mại điện tử được hiểu là hình thức kinh doanh trực tuyến, sử dụng nền tảng công nghệ thông tin và mạng internet để thực hiện các giao dịch, mua bán trao đổi và thanh toán. Ngành này giúp giảm chi phí vận hành so với cửa hàng truyền thống. Các doanh nghiệp không cần phải thuê mặt bằng và có thể quản lý toàn bộ hoạt động trên internet.

Thương mại điện tử là ngành mua bán và thanh toán thông qua internet
Thương mại điện tử là ngành mua bán và thanh toán thông qua internet

Thương mại điện tử là một thị trường lớn và tiềm năng với hàng tỉ người dùng trên toàn thế giới. Người tiêu dùng có thể mua sắm từ bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào, mà không cần phải di chuyển đến cửa hàng, điều này mang lại nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp.

Xem thêm: 5 chân dung nhu cầu khách hàng nổi bật trong ngành bán lẻ

Ngành thương mại điện tử được chia thành nhiều lĩnh vực, bao gồm:

  • Bán lẻ trực tuyến: Là lĩnh vực thương mại điện tử phổ biến nhất, nơi các doanh nghiệp bán hàng trực tuyến cho người tiêu dùng.
  • Thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp (B2B): Lĩnh vực này tập trung vào việc mua bán sản phẩm và dịch vụ giữa các doanh nghiệp.
  • Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C): Lĩnh vực này tập trung vào việc bán hàng trực tuyến từ các doanh nghiệp đến người tiêu dùng.
  • Thương mại điện tử giữa người tiêu dùng (C2C): Là lĩnh vực cho phép người tiêu dùng bán sản phẩm cho nhau thông qua các trang web thương mại điện tử như eBay, Amazon và Alibaba.
  • Thương mại điện tử đa kênh (omnichannel e-commerce): Là lĩnh vực kết hợp các kênh bán hàng truyền thống và trực tuyến để tăng cường hiệu quả bán hàng.

Y - Dược

Ngành y dược là một trong những ngành được coi là có tính cấp thiết và quan trọng cao đối với sức khỏe của con người. Với sự phát triển của xã hội, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của con người cũng tăng lên đáng kể. Điều này dẫn đến nhu cầu về dược phẩm, thiết bị y tế, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ y tế khác cũng tăng cao.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), số lượng bệnh nhân sử dụng dịch vụ y tế đã tăng đáng kể trong thập kỷ qua. Cụ thể, số lượng người sử dụng dịch vụ y tế tăng từ 4,4 tỷ vào năm 2015 lên 4,8 tỷ vào năm 2020. 

(Nguồn: WHO - Global Health Observatory data repository)

Số lượng bệnh nhân càng nhiều, đòi hỏi nguồn nhân lực càng lớn. Tuy vậy ngành Y là ngành quyết định sức khỏe con người, vì vậy đây là ngành tuyển chọn gắt gao nhất trong tất cả những ngành hot hiện nay. 

Công nghệ y tế phát triển rất nhanh chóng, mang lại những tiện ích và lợi ích to lớn cho ngành y học. Nhờ các công nghệ mới, việc chuẩn đoán và điều trị bệnh tật có thể được thực hiện nhanh chóng và chính xác hơn, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của con người.

Điểm danh các ngành hot hiện nay và tiềm năng phát triển trong tương lai

Ngành y dược cung cấp nhiều cơ hội nghề nghiệp cho những người có nhu cầu và đam mê trong lĩnh vực này. Có nhiều lĩnh vực khác nhau trong ngành y dược, bao gồm: 

  • Y học cổ truyền: là phương pháp điều trị bệnh dựa trên kiến thức y học được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Y học cổ truyền thường sử dụng các loại thảo dược và phương pháp điều trị tự nhiên khác để cải thiện sức khỏe và chữa trị các bệnh lý.
  • Y học hiện đại: là phương pháp điều trị bệnh bằng các phương tiện, công nghệ và dược phẩm hiện đại. Y học hiện đại sử dụng các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thuốc và phẫu thuật để chữa bệnh.
  • Y tế công cộng: là lĩnh vực tập trung vào sức khỏe cộng đồng và những vấn đề liên quan đến sức khỏe của toàn bộ xã hội. Các chuyên gia y tế công cộng thường thực hiện các nghiên cứu, đánh giá tác động của các chương trình chăm sóc sức khỏe, đưa ra các chính sách và giải pháp để cải thiện sức khỏe cộng đồng.
  • Y tế gia đình: là lĩnh vực tập trung vào chăm sóc sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Các chuyên gia y tế gia đình thường cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản như chẩn đoán bệnh, tư vấn dinh dưỡng và điều trị các bệnh nhẹ tại nhà hoặc trong các trung tâm y tế gia đình.
  • Dược phẩm: là lĩnh vực sản xuất và phân phối các loại thuốc, vitamin, khoáng chất và các sản phẩm y tế khác. Các chuyên gia y dược thường phát triển các sản phẩm mới và đảm bảo chất lượng của các sản phẩm đã có trên thị trường.

Kiến Trúc

Được hiểu đơn giản là ngành kết hợp giữa hai lĩnh vực nghệ thuật và kỹ thuật để thiết kế công trình kiến trúc. Là kiến trúc sư, công việc của bạn sẽ là thiết kế không gian, hình thức, mặt bằng và cấu trúc của 1 công trình. Ngành này sẽ đào tạo cho bạn những kiến thức và kỹ năng về mỹ thuật và chuyên môn.

Ngành kiến trúc ngày càng được đánh giá cao
Ngành kiến trúc ngày càng được đánh giá cao

Ngành kiến trúc thuộc top các ngành hot hiện nay bởi đây là ngành đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và phát triển các công trình kiến trúc, từ các tòa nhà cao tầng, nhà ở, trung tâm thương mại, khu du lịch, đến các công trình công cộng và cảnh quan đô thị.\

Xem thêm: Đọc vị bản vẽ AutoCAD được bố cục trên không gian Model

Với sự phát triển của kinh tế và nhu cầu xây dựng của các quốc gia, ngành kiến trúc ngày càng được đánh giá cao và cần tuyển dụng nhiều nhân lực có trình độ và kỹ năng cao. Đây là ngành được chia thành nhiều lĩnh vực đa dạng:

  • Kiến trúc dân dụng: Chuyên thiết kế và xây dựng các công trình nhà ở, nhà cao tầng, trung tâm thương mại, khách sạn, resort, khu đô thị, khu dân cư, các công trình công cộng như bệnh viện, trường học, sân vận động,…
  • Kiến trúc công nghiệp: Tập trung vào thiết kế và xây dựng các công trình nhà xưởng, nhà máy, khu công nghiệp, kho lạnh, nhà kho,…
  • Kiến trúc nội thất: Chuyên về thiết kế và trang trí các không gian nội thất của các căn hộ chung cư, biệt thự, nhà hàng, khách sạn, văn phòng,…
  • Kiến trúc cảnh quan: Chuyên về thiết kế và quản lý các công trình cảnh quan, khuôn viên công viên, sân golf, khu vườn,…
  • Kiến trúc dân sinh: Chuyên về thiết kế các sản phẩm dân sinh như nội thất, đồ gia dụng, các sản phẩm trang trí như đèn, giá sách, vật dụng nhà bếp,…
  • Kiến trúc sư phối cảnh: Tập trung vào việc phối cảnh những công trình đã có sẵn và đưa ra các giải pháp hoàn thiện, tối ưu hóa công trình, đưa ra các đề xuất mới,…
  • Kiến trúc dữ liệu: Tập trung vào việc phân tích, xử lý và quản lý các dữ liệu liên quan đến kiến trúc, giúp cho các chuyên gia kiến trúc có thể dự đoán xu hướng, tư vấn cho khách hàng, quản lý các dự án,...

Du lịch và lữ hành

Việc đi du lịch được xem là một hoạt động giải trí và giúp giảm stress trong cuộc sống hiện đại. Du lịch ngày càng trở nên đa dạng và phong phú hơn với các tour tham quan, chuyến đi trải nghiệm, du lịch mạo hiểm, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa và ẩm thực. 

Là ngành về quá trình quản lý và điều hành du lịch, chịu trách nhiệm phân công công việc cho các hướng dẫn viên du lịch, nhận thông tin để điều phối với các bộ phận, cơ quan chức năng giải quyết phát sinh, thiết kế chương trình du lịch… Với ngành này bạn sẽ được đào tạo kiến thức về văn hóa, đời sống, lịch sử và địa lí. Đây là một môi trường làm việc đầy thách thức và năng động. 

Du lịch là ngành giúp bạn nắm được nhiều kiến thức trong văn hóa, đời sống, lịch sử ở nhiều nơi
Du lịch là ngành giúp bạn nắm được nhiều kiến thức trong văn hóa, đời sống, lịch sử ở nhiều nơi

Như những ngành khác, ngành du lịch cũng được chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó phổ biến nhất là  lĩnh vực sau:

  • Lữ hành: Lĩnh vực này liên quan đến việc tổ chức và quản lý các tour du lịch, bao gồm cả tour trong nước và quốc tế.
  • Khách sạn và nhà hàng: Là lĩnh vực cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí cho du khách.
  • Vận chuyển du lịch: Lĩnh vực này liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ vận chuyển cho khách du lịch, bao gồm xe đưa đón, máy bay, tàu thủy và các dịch vụ vận tải khác. 
  • Công nghệ du lịch: Lĩnh vực cung cấp các dịch vụ liên quan đến du lịch, bao gồm các ứng dụng di động, trang web, hệ thống đặt phòng và thanh toán trực tuyến. 
  • Du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng: Lĩnh vực này liên quan đến việc khai thác và bảo vệ các tài nguyên tự nhiên và văn hóa của các địa phương du lịch.

Làm thế nào để chọn được ngành nghề phù hợp với bản thân? 

Việc lựa chọn ngành nghề phù hợp ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vật chất và tinh thần của bạn. Bởi chọn đúng ngành bạn yêu thích, bạn có lợi thế để phát huy, bạn có đam mê với ngành sẽ giúp bạn đi xa hơn trong ngành đó. Nhờ vậy mà bạn đạt được thu nhập mong muốn để thoải mái làm những điều mình thích.

Nếu bạn chưa biết làm thế nào để chọn được ngành phù hợp, bạn có thể tham khảo các ngành nghề hot hiện nay ở phía trên kết hợp với các bước sau:

Bước 1: Tìm hiểu về bản thân

Bạn cần tự đánh giá mình về các điểm mạnh, điểm yếu, sở thích và sự quan tâm của bản thân. Hãy cân nhắc một số câu hỏi như: Bạn muốn làm gì? Bạn có đam mê và năng lực cho ngành nghề đó không? Bạn có sẵn sàng học hỏi và cải thiện khả năng của mình không?

Bước 2: Tìm hiểu về ngành nghề

Sau khi tự đánh giá được bản thân, bạn cần tìm hiểu về các ngành nghề có liên quan và chọn ra những ngành nghề phù hợp với mình. Bạn có thể tìm hiểu thông qua sách báo, trang web tuyển dụng, hoặc tham khảo ý kiến của những người đã có kinh nghiệm trong ngành.

Xem thêm: Top 10 website tuyển dụng tốt nhất HR nên tham khảo

Bước 3: Kiểm tra khả năng và sở trường

Sau khi chọn được một số ngành nghề phù hợp, bạn cần kiểm tra khả năng và sở trường của mình. Bạn có thể làm các bài kiểm tra trên mạng hoặc tham gia các khóa học, trung tâm đào tạo để tìm hiểu thêm về ngành nghề.

Xem thêm: IQ là gì? Tầm quan trọng của IQ trong việc lựa chọn ngành nghề và học tập

Bước 4: Thực hành và trải nghiệm

Sau khi đã chọn được ngành nghề phù hợp, bạn cần thực hành và trải nghiệm để xác định rõ hơn khả năng của mình. Bạn có thể thực tập hoặc làm việc tạm thời trong ngành nghề đó để tìm hiểu thêm về công việc và môi trường làm việc.

Bước 5: Liên tục học hỏi và phát triển

Cuộc sống luôn thay đổi và công nghệ cũng không ngừng phát triển, do đó bạn cần luôn học hỏi và cải thiện khả năng của mình để đáp ứng yêu cầu của công việc và tiếp tục phát triển trong sự nghiệp tương lai.

Kết luận

Trong bài viết này, Gitiho đã chỉ ra các ngành hot hiện nay và các bước giúp bạn tìm ra ngành nghề phù hợp với bản thân. Hi vọng bài viết này có thể phần nào giúp ích bạn trong việc lựa chọn được ngành nghề. 

Cùng đón chờ những bài viết mới nhất trong chuyên mục định hướng nghề nghiệp của chúng mình nhé. Gitiho cảm ơn bạn đọc và chúc bạn chọn được ngành như ý!
 

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông