Đào tạo nhân lực là một công việc quan trọng, không thể thiếu nếu doanh nghiệp muốn phát triển nhanh và bền vững. Tuy nhiên, đào tạo không chỉ đơn thuần là cho nhân sự tham gia hàng trăm khóa học, mà còn cần có sự đo lường, đánh giá để biết được mức độ phát triển của nhân sự sau khi đào tạo, từ đó sửa đổi, cập nhật lộ trình đào tạo hợp lý hơn. Vậy, làm thế nào để đánh giá được hiệu quả đào tạo? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Gitiho For Leading Business - Giải pháp số hóa cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Để đánh giá hiệu quả đào tạo, doanh nghiệp cần vận dụng các mô hình đánh giá. Các mô hình này chính là “thước đo” giúp doanh nghiệp thấy rõ được phản hồi của nhân viên về các chương trình đào tạo, cũng như mức độ thông hiểu và vận dụng kiến thức được học của nhân viên vào công việc. Hai mô hình đánh giá hiệu quả đào tạo thường được sử dụng là mô hình Kirkpatrick và mô hình Jack Phillips.
Mô hình Kirkpatrick đánh giá kết quả đào tạo dựa trên 4 cấp độ tiêu chí: Phản ứng, học tập, hành vi và kết quả. Mỗi cấp độ kế tiếp của mô hình đại diện cho thang đo chính xác hơn về hiệu quả đào tạo.
5 khó khăn doanh nghiệp thường gặp trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Mô hình Jack Phillips được xem như phiên bản mở rộng của mô hình Kirkpatrick vì đề cập đến 4 cấp độ giống như mô hình đánh giá kết quả đào tạo nổi tiếng nêu trên, tuy nhiên, có mở rộng thêm 1 cấp độ so với mô hình Kirkpatrick. Cấp độ đó chính là ROI - Hiệu quả từ 1 đồng vốn đầu tư cho đào tạo. Đây cũng là điều mà các cấp lãnh đạo vô cùng quan tâm khi thực hiện công tác đào tạo và phát triển nhân sự: Đào tạo những kiến thức, kỹ năng, thái độ áp dụng được vào công việc và nâng cao hiệu quả công việc, tuy nhiên cần tối ưu chi phí nhất có thể.
Để áp dụng được mô hình đánh giá hiệu quả đào tạo chính xác, mang tới kết quả hữu ích thì bộ phận đào tạo cũng như ban lãnh đạo cần ghi nhớ 4 quy tắc sau đây:
SCORM là gì? Tại sao cần áp dụng SCORM cho hệ thống E-Learning?
Có hoạt động đánh giá thì chương trình đào tạo mới thật sự diễn ra hiệu quả và có ý nghĩa. Tuy có mô hình để đánh giá, nhưng để vận dụng mô hình vào thực tiễn cũng không phải công việc đơn giản. Vì vậy, người làm đào tạo nội bộ cần nắm thật chắc các mô hình đánh giá hiệu quả đào tạo, từ đó xác định được các phương pháp, công cụ để thu thập phản hồi cũng như đánh giá được mức độ áp dụng kiến thức đã được học vào công việc của học viên.
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong tìm kiếm chương trình đào tạo có tích hợp tracking sự chuyên cần trong học tập của nhân viên và bài kiểm tra đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức, kỹ năng của nhân viên sau khi đào tạo, bạn có thể tham khảo Gitiho For Leading Business. Với hệ thống đào tạo trực tuyến giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đào tạo, tăng tính chủ động, đồng thời theo dõi được mức độ chuyên cần và tiếp thu của nhân viên đối với chương trình đào tạo; cùng kho bài giảng về các kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành công việc, Gitiho For Leading Business sẽ là giải pháp số hiệu quả cao cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp bạn.
Chúc bạn thành công.